Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiết Kiệm Nước Tưới Càphê Bằng Máy Bơm Động Lực

Tiết Kiệm Nước Tưới Càphê Bằng Máy Bơm Động Lực
Ngày đăng: 02/03/2012

Tỉnh Gia Lai có khoảng 80.000ha càphê, hàng năm cần một lượng nước rất lớn từ các công trình thủy lợi để tưới vào mùa khô, đảm bảo cho cây ra hoa kết trái cho vụ sau.

Trước đây, các chủ vườn cây thường sử dụng bằng phương pháp tưới tràn - có nghĩa là trong từng lô cây càphê, các chủ vườn đào mương rãnh xung quanh và cho nước tự chảy vào từng gốc cây liên tục ngày đêm.

Tính ra mỗi hecta càphê cho một lần tưới phải "ngốn" hết từ 4.500-5.000m3 nước. Phương pháp này không những tiêu tốn nước tưới rất lớn mà còn làm trôi đi phần nào lượng phân bón và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Quan trọng hơn, những năm thời tiết bất lợi, gây ra tình trạng hạn hán kéo dài đã làm cho các nguồn nước trên sông suối và các hồ chứa thủy lợi nhanh bị cạn kiệt. Điều này khiến nguồn nước tưới bị thiếu nghiêm trọng.

Trong những năm gần đây, việc lấy nước tưới cho cây càphê sau khi thu hoạch bằng phương pháp tưới tràn không còn phổ biến như trước nữa. Thay vào đó, các chủ vườn sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây theo một lượng nước nhất định, nước không tràn chảy tự do và lượng phân bón vẫn được giữ lại trong từng gốc cây.

Cách này làm giảm lượng nước tiêu tốn, tính ra mỗi hecta chỉ sử dụng từ 2.400-2.500m3 nước và tiết kiệm được một nửa lượng nước so với phương pháp tưới tràn trước đây.

Khẳng định hiệu quả việc tưới tiêu vườn cây càphê bằng bơm động lực, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chuyên canh cây càphê trên địa bàn đều đầu tư mua máy bơm với công suất lớn để thâm canh tăng năng suất vườn cây.

Ông Hồ Trí Thế - Trưởng phòng Quản lý nước thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác các công trình thủy lợi tỉnh cho biết trong vụ tưới này, bước đầu công ty đã hỗ trợ 50 triệu đồng và cộng thêm nguồn ngân sách của huyện mua 10 máy bơm nước cấp cho 10 hộ đồng bào dân tộc nghèo ở vùng Ia Sao (huyện Chưpảh) để tưới cho cây càphê./.


Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận tháo dỡ hơn 10.000 bẫy tôm hùm con Bình Thuận tháo dỡ hơn 10.000 bẫy tôm hùm con

Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), từ ngày 6 – 10/4, Tổ kiểm tra liên ngành UBND thành phố đã phối hợp với các đơn vị chức năng như:Chi cục Thủy sản, Công an thành phố Phan Thiết, UBND các phường liên quantiến hành kiểm tra, xử lý nghề bẫy tôm hùm con trong thời gian cấm trên vùng biển Phan Thiết.

22/04/2015
Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển? Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển? "Đầu nậu" là ai?

Để tiêu thụ được hết lượng hải sản đánh bắt được, ngư dân phải thông qua “nậu”. Nhiều doanh nghiệp thu mua hải sản để chế biến xuất khẩu cũng phải nhờ “nậu”. Vậy “nậu” là ai, tại sao họ lại có thể thao túng giá hải sản trên thị trường?

22/04/2015
Giá cá tra nguyên liệu giảm Giá cá tra nguyên liệu giảm

Giá cá tra nguyên liệu phục vụ xuất khẩu tại ĐBSCL hiện giảm thêm khoảng 500 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần, kéo giá xuống ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015 đến nay.

22/04/2015
Bình Thuận nuôi cá mú lồng bè ở Phú Quý gặp khó Bình Thuận nuôi cá mú lồng bè ở Phú Quý gặp khó

Trước đây, mô hình nuôi cá mú lồng bè là một hướng đi mang lại hiệu quả khá cao giúp nhiều người dân Phú Quý (Bình Thuận) vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, mô hình này đã không còn thuận lợi, việc nuôi của người dân trở nên khó khăn khiến số lồng bè ngày một bị thu hẹp. Thậm chí nhiều hộ đã phải bỏ bè, chuyển nghề.

22/04/2015
Trở lại bám biển Trở lại bám biển

Sau một thời gian “lãng quên” biển, ngư dân Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã đầu tư phương tiện, cải tiến bổ sung ngư lưới cụ, chuyển đổi nghề khai thác phù hợp với ngư trường, trở lại với nghề truyền thống của mình… Thu nhập ổn định

22/04/2015