Tiết Kiệm Được 177,7 Tỉ Đồng Từ Giảm Thất Thoát Sau Thu Hoạch Lúa

Thực hiện Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015, Sở NN&PTNT tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 14/KH-SNNPTNT ngày 30-1-2013 để phối hợp cùng các sở, ban ngành tỉnh cụ thể hóa Đề án. Năm 2013, Đề án mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong khâu cơ giới hóa thu hoạch lúa, đó là giảm 3% lượng lúa thất thoát trong 1 năm so với cắt thủ công (tương đương 35.540 tấn lúa hàng hóa, nếu tính giá lúa bình quân 5.000 đồng/kg thì số tiền mà tỉnh tiết kiệm được là 177,7 tỉ đồng).
Theo báo cáo của Ban Điều phối Đề án cơ giới hóa sản xuất lúa tỉnh Hậu Giang (do Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh làm Trưởng ban), năm 2013 Đề án đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực; cụ thể như: vụ đông xuân 2012-2013 diện tích thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) chiếm 79,4% diện tích trồng lúa của tỉnh (tương đương 63.440ha), tăng gần 35% so cùng kỳ (trong đó máy GĐLH của tỉnh thu hoạch 53,7% diện tích gieo trồng); vụ hè thu và thu đông 2013, diện tích lúa thu hoạch bằng máy GĐLH chiếm lần lượt 76,7% và 40,7% diện tích gieo trồng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 256 máy GĐLH (trước khi triển khai Đề án, tỉnh chỉ có 130 máy).
Từ những hiệu quả bước đầu này, Ban Điều phối Đề án cho biết sẽ tiếp tục tuyên truyền sâu rộng, liên hệ với các công ty, cơ sở sản xuất máy móc, thiết bị và các ngân hàng, tạo điều kiện cho người dân thuận lợi khi tham gia dự án.
Có thể bạn quan tâm

Từng được xem là thế mạnh kinh tế đối với vùng ven biển Nam Trung bộ, vậy mà giờ đây, nhiều người lại không còn mặn mà với nghề nuôi tôm hùm.

Trong những năm gần đây, chưa bao giờ giá sa pô giữ ở mức cao và kéo dài như năm nay. Hiện nay, giá sa pô đang có dấu hiệu giảm nhẹ nhưng vẫn còn khá cao. Trước diễn biến này, nhiều nơi nông dân bắt đầu chọn cây sa pô để thay thế những cây trồng kém hiệu quả khác.

Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm thành công tại Việt Nam, Công ty TNHH Ba Huân và các doanh nghiệp, trang trại nuôi gà đẻ khu vực phía Nam vừa ký hợp tác cung cấp, sản xuất giống gà đẻ thương phẩm Hy – Line.

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.