Tiết Kiệm Được 177,7 Tỉ Đồng Từ Giảm Thất Thoát Sau Thu Hoạch Lúa

Thực hiện Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015, Sở NN&PTNT tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 14/KH-SNNPTNT ngày 30-1-2013 để phối hợp cùng các sở, ban ngành tỉnh cụ thể hóa Đề án. Năm 2013, Đề án mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong khâu cơ giới hóa thu hoạch lúa, đó là giảm 3% lượng lúa thất thoát trong 1 năm so với cắt thủ công (tương đương 35.540 tấn lúa hàng hóa, nếu tính giá lúa bình quân 5.000 đồng/kg thì số tiền mà tỉnh tiết kiệm được là 177,7 tỉ đồng).
Theo báo cáo của Ban Điều phối Đề án cơ giới hóa sản xuất lúa tỉnh Hậu Giang (do Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh làm Trưởng ban), năm 2013 Đề án đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực; cụ thể như: vụ đông xuân 2012-2013 diện tích thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) chiếm 79,4% diện tích trồng lúa của tỉnh (tương đương 63.440ha), tăng gần 35% so cùng kỳ (trong đó máy GĐLH của tỉnh thu hoạch 53,7% diện tích gieo trồng); vụ hè thu và thu đông 2013, diện tích lúa thu hoạch bằng máy GĐLH chiếm lần lượt 76,7% và 40,7% diện tích gieo trồng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 256 máy GĐLH (trước khi triển khai Đề án, tỉnh chỉ có 130 máy).
Từ những hiệu quả bước đầu này, Ban Điều phối Đề án cho biết sẽ tiếp tục tuyên truyền sâu rộng, liên hệ với các công ty, cơ sở sản xuất máy móc, thiết bị và các ngân hàng, tạo điều kiện cho người dân thuận lợi khi tham gia dự án.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7/10 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị giao ban về nuôi trồng thủy sản (NTTS) tháng 9/2015 tại huyện Cái Nước, với chủ đề “sên vét đất, bùn cải tạo ao, đầm trong NTTS”.

Sáng ngày 07-10, tại xã Vĩnh Hiệp (Vĩnh Châu, Sóc Trăng), Chi cục Thú y tổ chức buổi tọa đàm phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi, tìm giải pháp hạn chế dịch bệnh trên tôm. Đông đảo nông dân trên địa bàn xã đến tham dự.

Thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có hơn 70% dân số sinh sống bằng nghề đánh bắt, chế biến thủy - hải sản, trong đó dịch vụ hậu cần nghề cá là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nghề khai thác thủy sản ở đây phát triển toàn diện và bền vững.

Ngày 7/10/2015, Tổng cục Thủy sản phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị “Tổng kết khai thác cá vụ Nam năm 2015, triển khai kế hoạch khai thác cá vụ Bắc năm 2015-2016”

Với 102.000ha đất sản xuất nông nghiệp, lượng phân bón được sử dụng hàng năm ở Thái Bình là rất lớn. Một trong những thương hiệu lớn, luôn đồng hành nông dân Thái Bình là Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.