Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp Vốn Cho Nông Dân Nuôi Thủy Sản

Tiếp Vốn Cho Nông Dân Nuôi Thủy Sản
Ngày đăng: 24/05/2012

Thông qua Dự án Nuôi thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (do T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Nam Định thực hiện), 26 hộ dân vùng ven biển xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã được tiếp vốn để nuôi tôm.

Những năm gần đây, do cách nuôi truyền thống không còn phù hợp nên tôm thường chết nhiều, năng suất không cao. Việc tiếp cận được nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) với lãi suất thấp là động lực để các hộ nông dân ở Hải Đông mở rộng quy mô, thay đổi phương thức nuôi thuỷ sản.

Mở rộng quy mô sản xuất

Các hộ được tiếp vốn dự án lần này đều có kinh nghiệm nhiều năm nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn. Anh Nguyễn Văn Cường là một trong những hộ đầu tiên ở xã Hải Đông thực hiện chuyển đổi từ ruộng làm muối sang đào ao nuôi tôm. Do nuôi theo cách thủ công và thiếu kinh nghiệm nên 3 vụ đầu tiên tôm chết nhiều, số tiền thu lại chẳng được bao nhiêu.

Muốn duy trì nghề nuôi tôm nhưng anh Cường chẳng biết vay tiền ở đâu. Anh cho biết: “Vay ngân hàng phải thể chấp tài sản, lãi suất lại cao nên tôi chẳng dám vay. May vừa rồi được vay 25 triệu đồng vốn ưu đãi của Quỹ HTND, tôi dồn vào mua thức ăn công nghiệp cho tôm nuôi, mở rộng ao thả và xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy định. Năm nay, tôi không còn lo tôm bị chết nữa”.

Còn anh Đỗ Văn Tiến nuôi tôm đã 4 năm mà diện tích ao mới chỉ có 500m2, 600m2 còn lại là ruộng muối. Vì chưa có tiền để chuyển đổi ruộng muối thành ao nên việc nuôi tôm của anh gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Anh đã chạy vạy nhiều nơi nhưng đều không vay được vốn. Được Quỹ HTND cho vay 25 triệu đồng, anh Tiến đã đào thêm ao, mua thêm tôm giống, mở rộng quy mô chăn nuôi.

“Vay vốn bên ngoài lúc này không dễ. Tivi, đài, báo nói là Nhà nước hạ trần lãi suất huy động thì lãi suất cho vay sẽ giảm. Tôi lên huyện hỏi thì lãi suất cho vay của Ngân hàng Thương mại vẫn cao. Làm nông nghiệp, lợi nhuận không cao, rủi ro lớn nên Nhà nước cần có dòng vốn ưu đãi như nguồn Quỹ HTND cho ND vay là cần thiết” - anh Tiến tâm sự.

Được Quỹ HTND tiếp vốn, nhiều hộ nông dân ở xã Hải Đông đã có tiền chuyển đổi từ ruộng muối sang đào ao nuôi thủy sản, chuyển đổi từ cách nuôi thủ công sang nuôi công nghiệp, mang lại năng suất cao hơn.

Hình thành Câu lạc bộ nuôi tôm

Với đường bờ biển dài 9km, xã Hải Đông có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản. Hiện người dân trong xã có 4 nghề chính là chăn nuôi gia súc - gia cầm, làm muối, trồng lúa và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Trong đó khai thác và nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao nhất, chiếm 40% tổng thu nhập của toàn xã.

Trước đây các hộ nuôi thủy sản theo hướng tự phát, ít khi tham khảo hay trao đổi kinh nghiệm với nhau. Với việc cho vay vốn Quỹ HTND thông qua Dự án Nuôi trồng thủy sản, các hộ vay vốn đã tập hợp lại thành nhóm theo sở thích. Ông Đỗ Văn Kinh - Chủ tịch Hội ND xã Hải Đông cho biết: “Ngoài trao đổi thông tin với nhau về giá thức ăn, phòng dịch bệnh, hàng tháng các hộ còn tham gia dự án họp kiểm đếm tiến độ đầu tư của từng hộ, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi...”.

Anh Phạm Văn Quang chia sẻ: “Gia đình tôi làm nghề nuôi tôm đã gần chục năm. Nhu cầu về sản phẩm tôm trên thị trường ngày càng lớn, nhận thấy mình nuôi không đạt hiệu quả, tôi đã đăng ký tham gia Câu lạc bộ nuôi tôm của xã. Tham gia Câu lạc bộ nuôi tôm, tôi được vay vốn ưu đãi của Quỹ HTND, hàng tuần, được học những kinh nghiệm nuôi tôm mới, theo đúng hướng dẫn khoa học”.

Nhận xét về mô hình này, ông Nguyễn Hùng Mạnh - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Nam Định cho hay: "Các hộ được vay vốn thành lập một tổ trao đổi với nhau kinh nghiệm, góp phần giảm chi phí sản xuất. Trên cơ sở nhóm ngành nghề, họ sẽ liên kết với các nhà khoa học để được hướng dẫn phương pháp nuôi thủy sản cho đúng kỹ thuật”.

Có thể bạn quan tâm

Kế Hoạch Trồng Rừng - Có Thành Hiện Thực? Kế Hoạch Trồng Rừng - Có Thành Hiện Thực?

Giai đoạn từ 2016-2020, tỉnh ta phấn đấu nâng giá trị gia tăng lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp lên 700 tỷ đồng, chiếm 10% tỷ trọng ngành nông nghiệp. Diện tích trồng rừng tập trung phấn đấu đạt 16 nghìn ha, trong đó có 14 nghìn ha rừng sản xuất, 2 nghìn ha rừng phòng hộ, đặc dụng. Mục tiêu trên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn mới có thể thành hiện thực, bởi từ năm 2011 đến nay kế hoạch trồng rừng luôn đạt rất thấp so với kế hoạch đề ra.

04/12/2014
Nguồn Cá Đồng Tự Nhiên Ngày Một Giảm Nguồn Cá Đồng Tự Nhiên Ngày Một Giảm

Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT cho biết, chúng tôi đã thành lập đội kiểm tra liên ngành quản lý tình trạng mua bán, vận chuyển cá non tại các chợ trong tỉnh. Ðối với hành khai thác, buôn bán cá non chúng tôi kiên quyết xử lý theo đúng quy định pháp luật. Ðồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có ý thức bảo vệ cá non.

16/07/2014
Cấp Bù Lãi Suất Phát Triển Thủy Sản Cấp Bù Lãi Suất Phát Triển Thủy Sản

Nếu mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường giảm thì cấp bù theo lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước công bố. Những năm tiếp theo, sẽ cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng cho vay với mức lãi suất chủ tàu phải trả theo quy định.

16/07/2014
Bắc Giang Có Thêm Xã Cảnh Thụy, Đoan Bái Đạt Nông Thôn Mới Bắc Giang Có Thêm Xã Cảnh Thụy, Đoan Bái Đạt Nông Thôn Mới

Các xã này đều đạt đủ 19 tiêu chí quốc gia, trong đó có nhiều tiêu chí đạt cao như: Tỷ lệ cứng hóa đường giao thông trục xã, liên xã đạt 100%; thu nhập bình quân đầu người từ 23 đến gần 26 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%; 100% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; không có nhà tạm, nhà dột nát; tất cả các thôn đều có nhà văn hóa đạt chuẩn...

05/12/2014
Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Khâu Thu Hoạch Và Sau Thu Hoạch Lúa Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Khâu Thu Hoạch Và Sau Thu Hoạch Lúa

Dự án nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch theo hướng khép kín. Từ đó giúp nông dân giảm thất thoát lúa, kéo dài thời gian trữ lúa, đảm bảo phẩm chất hạt lúa và tăng mức cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng.

16/07/2014