Nguồn Cá Đồng Tự Nhiên Ngày Một Giảm

Gần đây lượng cá đồng giảm nhiều do nạn khai thác cá non và dùng điện đánh bắt.
Bắc Cà Mau là vùng ngọt hóa, hàng năm người dân có nguồn lợi khá lớn từ cá đồng tự nhiên. Huyện Trần Văn Thời và U Minh là 2 địa phương được xem là cái nôi của cá đồng. Tuy nhiên, gần đây lượng cá đồng giảm nhiều do nạn khai thác cá non và dùng điện đánh bắt.
Ông Trần Văn Sáu, một hộ dân canh tác trong đất rừng U Minh Hạ (huyện U Minh) nói: "Thời tôi còn nhỏ, người ta ăn cá lóc phải lựa con cỡ bắp chân (1 kg trở lên), cá rô to 4-5 con/kg mới bắt. Bây giờ, kiếm con cá lóc tự nhiên trên 1 kg đỏ con mắt không ra, do nhiều người dùng lưới mành, lưới mùng kéo bắt cả cá non...
Ông Phạm Văn Sóng, Phó Trưởng Phòng NN-PTNN huyện U Minh cho biết: Theo quy định của ngành chức năng, người dân chỉ được mua bán cá đồng đủ kích cỡ, như cá lóc 6 con/kg, cá rô 10 con/kg, cá bổi (sặt rằn) 10 con/kg. Loại cá có trọng lượng nhỏ hơn không được phép mua bán. Quy định như vậy, song trên thực tế việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn!
Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT cho biết, chúng tôi đã thành lập đội kiểm tra liên ngành quản lý tình trạng mua bán, vận chuyển cá non tại các chợ trong tỉnh. Ðối với hành khai thác, buôn bán cá non chúng tôi kiên quyết xử lý theo đúng quy định pháp luật. Ðồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có ý thức bảo vệ cá non.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 27/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm xảy ra ở nhiều hồ nuôi của các hộ gia đình, theo kết quả xét nghiệm thì nguyên nhân dịch bệnh ở một số hồ nuôi được xác định là do bệnh teo gan, số còn lại chưa rõ nguyên nhân.

Năm 2013, huyện Vạn Ninh thả nuôi trên 180 ha tôm chân trắng, trong đó nuôi thâm canh theo công nghệ cao chiếm 25%, còn lại nuôi trong ao đất. Đối với tôm nuôi trong ao đất, tình hình vẫn không khả quan do tôm bị dịch. Tuy nhiên, các hộ nuôi tôm theo công nghệ cao lại được mùa do đảm bảo được các yếu tố như thức ăn, nguồn nước, môi trường.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử cho biết, sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô cả hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi cho rằng, việc tiêu thụ sản phẩm ngô, đậu tương tại ĐBSCL, theo đề án chuyển đổi đất trồng lúa, hiện còn nhiều khó khăn do thiếu hệ thống sấy, chế biến, giá cả không cạnh tranh…

Thời gian gần đây, ở các xã Đắk Sin, Hưng Bình, Đạo Nghĩa và thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp - Đăk Nông), việc thu mua chanh dây như đang lên cơn “sốt”. Chị Đỗ Thị Thu ở xã Đắk Sin cho biết: “Gia đình tôi hiện còn 2 sào chanh dây, thu hoạch tới đâu, tư thương vào mua hết tới đó, kể cả những quả chất lượng xấu. Gia đình tôi đang tính đầu tư trồng chanh dây tiếp trên 3 sào đất trống còn lại”.