Tiếp tục phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2016-2020

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến của các Bộ, xây dựng kế hoạch hàng năm, trên cơ sở đó tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg giai đoạn 2016-2020, bảo đảm phù hợp quy định và lồng ghép với các Chương trình mục tiêu Quốc gia đang triển khai trên địa bàn.
Các Bộ, cơ quan: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam căn cứ nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 23/QĐ-TTg chủ động phối hợp với Bộ Công Thương để triển khai thực hiện, bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra.
Ngày 6/1/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 23/QÐ-TTg phê duyệt Ðề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020."
Theo đề án, đến năm 2020, sẽ có khoảng 9.126 tỷ đồng đầu tư phát triển thương mại nông thôn với mục tiêu đến năm 2020, tất cả các xã đều có chợ đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới; hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ; 80% số thị trấn có hình thức tổ chức phân phối quy mô nhỏ và vừa.
Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg đến nay có 63 tỉnh, thành phố đã có quy hoạch hạ tầng thương mại nông thôn;
Các mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp theo Quyết định 23 đã góp phần định hướng cho các Hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp;
Đảm bảo tiêu thụ nông sản hàng hóa của người sản xuất thông qua các hợp đồng kinh tế;
Nâng cao nhận thức về quản lý hạ tầng thương mại cho cán bộ quản lý chợ; hạ tầng chợ nông thôn được đầu tư, cải tạo.
Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch còn yếu; mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản mới triển khai được 12/63 địa phương; công tác đào tạo chưa phủ được toàn bộ nhu cầu hiện có; công tác kêu gọi đầu tư hạ tầng thương mại nông thôn chưa đạt kết quả cao; việc lồng ghép các chương trình hiện có để thực hiện mục tiêu của Đề án chưa có hiệu quả.
Theo Bộ Công Thương, giai đoạn 2016-2020 tiếp tục triển khai một số dự án theo nội dung Quyết định 23 với nội dung chủ yếu như xây dựng và nhân rộng mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp cho 51 tỉnh, thành phố, dự kiến mỗi địa phương 2 mô hình;
Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thương mại nông thôn (5.000 cán bộ quản lý và 6.000 hộ kinh doanh);
Phát triển hạ tầng thương mại ở địa bàn nông thôn, dự kiến cải tạo 3 chợ đầu mối, 30 chợ biên giới cửa khẩu và 300 chợ dân sinh; lồng ghép từ các Chương trình, dự án mục tiêu, giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Các loại trái cây hè tại các huyện Tân Thành, Châu Đức và Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) đang vào mùa thu hoạch. Mới đầu mùa nhưng giá một số loại trái cây bán tại vườn giá 10 - 20% so với vài tháng trước. Điệp khúc “rộ mùa mất giá” lại tái diễn khiến các nhà vườn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Dự án thiết lập vườn dừa giống và bình tuyển cây dừa mẹ để cải thiện giống dừa trong sản xuất đại trà đã được Chi cục Bảo vệ thực vật triển khai vào năm 2014. Mục tiêu dự án là bình tuyển 18 ngàn cây dừa mẹ theo tiêu chuẩn, hướng dẫn chăm sóc dừa mẹ đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất.
Thời tiết khô hạn khiến năng suất chuối đạt thấp, thêm vào đó giá chuối lại rớt thê thảm do hạn chế khối lượng xuất khẩu.

Hơn 414.000ha trái cây các loại với sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn mỗi năm, vùng Nam bộ được mệnh danh là nơi sản xuất và xuất khẩu trái cây chủ lực của cả nước. Điểm sáng là vậy, song hiện tại với thực trạng “được mùa rớt giá” thường xảy ra khiến người dân lo lắng…

Sau 7 - 8 năm tuổi thì cây vú sữa đột nhiên có biểu hiện “lão hóa”: khô cành, rụng lá giảm năng suất, chất lượng trái.