Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu

Nuôi Tôm Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu
Ngày đăng: 28/04/2014

Mô hình đã giúp cho nhiều hộ có thu nhập cao từ SX 2 - 3 vụ tôm/năm.

Trường ĐH Cần Thơ triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh xen vườn dừa nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) giúp nhiều nông hộ tăng thu nhập cao trên cùng một đơn vị diện tích.

Ông Nguyễn Văn Đoàn, một trong 7 hộ dân ở ấp Xương Thới III, xã Thới Thạnh (Thạnh Phú, Bến Tre) tham gia mô hình cho biết: "Thới Thạnh nằm ngoài vùng đê bao ngọt hóa của dự án 418, mỗi năm bị mặn xâm nhập khoảng 6 tháng. Năm 2013 vừa qua tôi cùng 6 hộ dân được ĐH Cần Thơ đến tập huấn kỹ thuật nuôi tôm, làm ao nuôi và hỗ trợ con giống tôm càng xanh.

Tiêu chuẩn hộ tham gia dự án phải có diện tích mặt nước thả nuôi từ 3.000 - 4.000 m2 thì được hỗ trợ 18.000 con giống, vôi cải tạo ao nuôi, thuốc xử lý nguồn nước, cách phát hiện và điều trị một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi. Qua 1 năm tham gia tất cả các hộ đều có lãi. Tôi thả 18.000 con tôm giống trên diện tích 3.000 m2, sau 8 tháng nuôi thu hoạch trừ mọi chi phí lãi trên 55 triệu đồng".

Ông Võ Văn Út cùng tham gia mô hình cũng vui ra mặt vì mô hình nuôi tôm càng xanh đã mang về cho ông 20 triệu đồng tiền lãi. Ông Út nói: "Lợi nhuận thu về không cao bằng ông Đoàn do khâu quản lý trong quá trình nuôi chưa đảm bảo an toàn nên bị hao hụt. Với thắng lợi này tôi sẽ từng bước hoàn thiện kỹ thuật, chắc chắn trong thời gian tới sẽ có nguồn thu lớn từ tôm xen dừa".

Ông Phan Văn Bình, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thạnh Phú cho biết: "Tổng kinh phí hỗ trợ cho 7 hộ tham gia thực hiện mô hình chỉ hơn 55 triệu đồng và kết quả mang lại gấp nhiều lần. Hiện tại, phong trào nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa ở xã Thới Thạnh đang được nhân rộng.

Toàn ấp hiện có trên 30 hộ áp dụng mô hình này. Nếu như trước đây, các hộ nuôi tôm càng xanh chỉ đơn thuần thả tôm giống xuống nuôi thì nay bà con đã biết đưa vào ao ương, tách tôm đực ra nuôi riêng, cho tôm ăn thức ăn công nghiệp lúc còn nhỏ. Khi tôm được 2 tháng tuổi trở lên thì cho ăn thức ăn tươi sống mua từ các ghe cào".

Mô hình trên đã giúp cho nhiều hộ có thu nhập cao từ SX 2 - 3 vụ tôm/năm. Hiện tại, các hộ dân trong ấp tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau từ mô hình và có trao đổi, tham khảo với với các kỹ sư, nhà khoa học của ĐH Cần Thơ để vận dụng thực hiện. Sau khi thành công mô hình, các hộ nuôi tôm trong ấp Xương Thới III đã liên kết lại thành lập Câu lạc bộ nông dân do anh Nguyễn Văn Đoàn làm tổ trưởng.

Hằng tháng câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt để trao đổi, thảo luận các kỹ thuật trong quá trình nuôi tôm. Các hộ rút ra rằng, con tôm càng xanh có khả năng thích ứng ở độ mặn từ 0 - 4 phần ngàn sinh trưởng tốt, ít xảy ra dịch bệnh, rất phù họp với tình hình xâm nhập mặn hằng năm. Trung bình 1 ha đất trồng dừa và nuôi xen tôm càng xanh thu nhập đạt trên 100 triệu đồng/năm.

Ông Bình nói: "Đây là mô hình rất thích hợp cho nhà nông ít vốn vì chi phí đầu tư thấp. Người dân có thể tận dụng nguồn cá tạp ở địa phương để làm mồi cho tôm càng xanh. Nuôi tôm biển thường dịch bệnh xuất hiện khó lường nên nuôi tôm càng xanh trong mương dừa trên vùng ngọt lợ được xem là bền vững, được địa phương xác định là mô hình góp phần gia tăng lợi nhuận trên đơn vị diện tích rất cao. Hiện tại, giá tôm thương phẩm ổn định, đảm bảo lợi nhuận cao cho người nuôi".

Trong năm 2014, từ nguồn vốn thích ứng với biến đổi khí hậu, ĐH Cần Thơ tiếp tục hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật, con giống để mở rộng diện tích và mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong mương vườn dừa trên địa bàn huyện Thạnh Phú nhằm giúp người dân ổn định SX vươn lên làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Các Mô Hình Sản Xuất Công Nghệ Cao Góp Phần Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Phát Triển Các Mô Hình Sản Xuất Công Nghệ Cao Góp Phần Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

Từ tháng 3 năm 2013, Công ty TNHH Nông nghiệp VietGAP đã đầu tư hệ thống nhà lưới tại xã Yên Phong và Yên Ninh để sản xuất hoa, ươm giống rau và canh tác các loại rau hàng hóa trái mùa với tổng diện tích 4,2 ha. Tuy mới đi vào hoạt động, song các cơ sở của công ty đã sản xuất và cung ứng cho thị trường hơn 300.000 cành cúc, 2.000 chậu hoa dạ yến thảo...

30/07/2014
Khó Trên Cánh Đồng Khoai Khó Trên Cánh Đồng Khoai

Có lẽ thời điểm hiện tại giá khoai mỡ trên cánh đồng khoai lớn nhất của huyện Tân Phước (Tiền Giang) thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Cũng chính vì điều này, câu chuyện lãi - lỗ, trồng hay bỏ cây khoai mỡ đang mang tính thời sự nóng bỏng của cả vùng đất bạt ngàn này.

08/04/2014
Diện Tích Trồng Mới Cao Su Toàn Tỉnh Mới Đạt 18,9% Kế Hoạch Năm 2014 Diện Tích Trồng Mới Cao Su Toàn Tỉnh Mới Đạt 18,9% Kế Hoạch Năm 2014

Bên cạnh những diễn biến thất thường của thời tiết thì nguyên nhân diện tích trồng đạt thấp là do giá mủ cao su thời điểm hiện tại xuống thấp, ảnh hưởng đến tâm lý người trồng cao su, đồng thời công tác chỉ đạo của các địa phương chưa thực sự sâu sát, có chiều hướng buông lỏng đối với loại cây trồng này.

30/07/2014
Đồng Tháp Tập Trung Quản Lý Chất Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Đồng Tháp Tập Trung Quản Lý Chất Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản

Từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi thủy sản của tỉnh Đồng Tháp đạt hơn 6.550ha. Trong đó, trên 621ha ao và 46.948m3 bè nuôi thủy sản bị nhiễm bệnh (chỉ riêng tháng 7 có hơn 112ha ao và 14.394m3 bè nuôi bị nhiễm bệnh, tăng 3.600m3 bè so với tháng trước).

31/07/2014
Chất Lượng Tôm Giống “Vàng Thau” Lẫn Lộn Chất Lượng Tôm Giống “Vàng Thau” Lẫn Lộn

Diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh, theo đó nhu cầu tôm giống ngày càng cao. Để có nguồn giống cung ứng vụ nuôi, người dân phải chọn mua con giống bằng mắt thường, chứ không biết tôm đó có chất lượng hay không.

31/07/2014