Tiếp Tục Kiểm Tra Chất Lượng Khoai Tây Trung Quốc

Sáng 11/7, tại chợ Nông sản Đà Lạt, Đội Quản lý thị trường số 1 (TP Đà Lạt) đã bất ngờ kiểm tra lô hàng 5 tấn khoai tây Trung Quốc được vận chuyển bằng xe tải từ TP HCM ngược lên Đà Lạt nhập vào kho của bà Nguyễn Thị Dung.
Theo các giấy tờ, chứng từ, hóa đơn liên quan lô hàng mà bà Dung cung cấp, số khoai tây này nằm trong lô hàng 20 tấn khoai tây Trung Quốc, do Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại tổng hợp A&Q (TP Lạng Sơn) nhập về qua cửa khẩu Tân Thanh, và điểm đến cuối cùng là chợ đầu mối Thủ Đức (TP HCM), với giá 3.370 đ/kg. Sau đó, số khoai tây này được đưa ngược lên chợ Nông sản Đà Lạt, tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra, bà Dung chưa xuất trình được hóa đơn mua hàng.
Vì nghi ngờ việc “chở củi về rừng”, cán bộ Quản lý thị trường đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng (Sở NN&PTNT Lâm Đồng) tiến hành lấy mẫu của lô hàng để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật số khoai tây này.
Theo một số tiểu thương chuyên kinh doanh khoai tây tại chợ Nông sản Đà Lạt, sau khi cơ quan chức năng TP Đà Lạt phát hiện và tiêu hủy 26 tấn khoai tây nhập từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, thì khoai tây Trung Quốc về chợ nông sản ngày một ít hơn. Hiện khoai tây Đà Lạt có giá từ 20.000 đ/kg trở lên, khoai tây Trung Quốc sau khi “mặc áo” khoai tây Đà Lạt được các tiểu thương bán về các tỉnh với giá 14.000 - 15.000 đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Nước trong ao được bơm cạn dần, cua trú ngụ trong những bó chà, bò ra ngoài và được bắt lên bằng vợt lưới. Con nào con ấy bằng bàn tay, màu nâu xám, đôi càng to bằng ngón tay cái. Để lên bàn cân, trung bình 400 g/con. Thử nghiệm nuôi cua xanh từ nguồn giống sinh sản nhân tạo tại Bình Định trong 3 tháng 20 ngày đã đạt hiệu quả như vậy.

Là một trưởng ấp năng nổ nhiệt tình, được nhân dân tín nhiệm trong 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Văn Tạo ấp Sơn Phụng xã Sơn Định huyện Chợ Lách còn được nông dân trong và ngoài ấp biết đến bởi bản chất cần cù, chịu khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng chính sức lao động của mình, trong đó có mô hình nuôi gà nòi lai thả vườn.

Sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi là Mem vi sinh) không chỉ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, mau lớn, mà còn tạo ra những sản phẩm tôm chất lượng tốt đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận

Đây là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ chú Dương Hoàng Thảo, ở ấp Giồng Bàn xã Long Vĩnh. Chú cho biết trong vụ nuôi tôm sú năm 2011, với 3 ao nuôi diện tích 10 ngàn m2, đợt 1 chú thả 200 ngàn con tôm sú, sau gần 5 tháng thả nuôi chú thu hoạch và bán được 800 triệu đồng, trừ chi phí chú còn lợi nhuận 300 triệu đồng

Người dân vùng mía Lam Sơn (Thanh Hóa) và ngay cả lãnh đạo các huyện cũng hết sức bức xúc vì Cty CP Mía đường Lam Sơn để cho tình trạng mía trổ cờ trên ruộng suốt thời gian dài.