Tiếp Tục Kiểm Tra Chất Lượng Khoai Tây Trung Quốc

Sáng 11/7, tại chợ Nông sản Đà Lạt, Đội Quản lý thị trường số 1 (TP Đà Lạt) đã bất ngờ kiểm tra lô hàng 5 tấn khoai tây Trung Quốc được vận chuyển bằng xe tải từ TP HCM ngược lên Đà Lạt nhập vào kho của bà Nguyễn Thị Dung.
Theo các giấy tờ, chứng từ, hóa đơn liên quan lô hàng mà bà Dung cung cấp, số khoai tây này nằm trong lô hàng 20 tấn khoai tây Trung Quốc, do Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại tổng hợp A&Q (TP Lạng Sơn) nhập về qua cửa khẩu Tân Thanh, và điểm đến cuối cùng là chợ đầu mối Thủ Đức (TP HCM), với giá 3.370 đ/kg. Sau đó, số khoai tây này được đưa ngược lên chợ Nông sản Đà Lạt, tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra, bà Dung chưa xuất trình được hóa đơn mua hàng.
Vì nghi ngờ việc “chở củi về rừng”, cán bộ Quản lý thị trường đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng (Sở NN&PTNT Lâm Đồng) tiến hành lấy mẫu của lô hàng để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật số khoai tây này.
Theo một số tiểu thương chuyên kinh doanh khoai tây tại chợ Nông sản Đà Lạt, sau khi cơ quan chức năng TP Đà Lạt phát hiện và tiêu hủy 26 tấn khoai tây nhập từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, thì khoai tây Trung Quốc về chợ nông sản ngày một ít hơn. Hiện khoai tây Đà Lạt có giá từ 20.000 đ/kg trở lên, khoai tây Trung Quốc sau khi “mặc áo” khoai tây Đà Lạt được các tiểu thương bán về các tỉnh với giá 14.000 - 15.000 đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Tuy diện tích tăng hàng năm không nhiều, nhưng sản lượng thì tăng khá nhanh, do được đầu tư sản xuất theo hình thức thâm canh, bán thâm canh theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với việc hình thành các vùng nuôi tập trung với các đối tượng như: cá tra, cá trê lai, rô đồng, thát lát…

Theo đó, Quy chuẩn quy định những điều kiện về địa điểm nuôi; cơ sở hạ tầng; hoạt động nuôi; nước thải, chất thải; lao động kỹ thuật của cơ sở nuôi thâm canh cá Tra trong ao (cơ sở nuôi) để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Sò điệp quạt là đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng nguồn lợi trong tự nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến xuất khẩu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 đã liên kết với doanh nghiệp và ngư dân thực hiện dự án “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò điệp quạt” nhằm tái tạo nguồn lợi hải sản này.

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc.

Dự án “Ngọt hóa Gò Công” giúp cho xã Gia Thuận phát triển các loại cây trồng mà nhiều mô hình chăn nuôi cũng được mở ra, từng bước đưa đời sống bà con nhân dân nơi đây đi vào ổn định.