Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp Tục Chú Trọng Xây Dựng Thương Hiệu Hàng Hóa Cho Nông Sản

Tiếp Tục Chú Trọng Xây Dựng Thương Hiệu Hàng Hóa Cho Nông Sản
Ngày đăng: 12/09/2014

* 12/14 xã đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới

Sáng 11-9, đồng chí Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Xuân Lộc về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tham gia đoàn công tác còn có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Theo báo cáo của Huyện ủy Xuân Lộc, kể từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới vào năm 2009 đến nay, toàn huyện có 12/14 xã đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.

Nhờ chú trọng đầu tư chuyên canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích ở huyện Xuân Lộc luôn tăng lên theo từng năm. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và phát triển sản xuất cũng đã dịch chuyển dần theo hướng 4 có: có năng suất cao, có chất lượng tốt, có thị trường tiêu thụ và có thu nhập cao.

Thu nhập của bà con nông dân từ đó cũng đã từng bước được nâng cao. Hiện Xuân Lộc cũng đã định hướng phát triển các loại cây trồng cho thu nhập từ 100 triệu đến 350 triệu đồng/ha/năm.

Tuy nhiên, cũng theo lãnh đạo huyện, trong tiến trình xây dựng nông thôn mới vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần được tỉnh đầu tư hỗ trợ. Trong đó, nổi bật nhất là việc thiếu vốn trong xây dựng hạ tầng giao thông và hạ tầng phục vụ sản xuất...

Tại hội nghị, đồng chí Trần Đình Thành, Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân huyện Xuân Lộc đã đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đồng chí nhấn mạnh, sắp tới Xuân Lộc cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp để nâng đời sống cho người dân, bao gồm: rà soát, bổ sung, triển khai thực hiện tốt quy hoạch, nhất là quy hoạch nông nghiệp và dịch vụ, gắn với vùng sản xuất tập trung.

Ngoài ra, huyện cần tiếp tục đẩy nhanh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi theo kế hoạch quy hoạch; đồng thời chủ động phối hợp, thống nhất hỗ trợ người dân trong việc xây dựng chuỗi liên kết, chuỗi giá trị gia tăng, trong đó có việc xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản của Xuân Lộc.


Có thể bạn quan tâm

Đầm Dơi (Cà Mau) Khai Thác Hơn 92.000 Tấn Thủy Sản Đầm Dơi (Cà Mau) Khai Thác Hơn 92.000 Tấn Thủy Sản

Diện tích nuôi tôm công nghiệp năm 2014 ở huyện Đầm Dơi hơn 365 ha, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp trong huyện hơn 2.690 ha, năng suất đạt từ 5 - 7 tấn/ha, diện tích nuôi tôm quang canh cải tiến hơn 9.000 ha. Xây dựng 9 mô hình sản xuất có hiệu quả ở các xã Tân Dân, Tân Thuận, Tân Đức, Nguyễn Huân và thị trấn Đầm Dơi.

13/01/2015
Nhiều Rủi Ro Vụ Cá Tết Nhiều Rủi Ro Vụ Cá Tết

Lỡ vụ cá tết - vụ cá luôn được đặt nhiều kỳ vọng trúng mùa, trúng giá do ảnh hưởng của thời tiết thất thường hoặc ô nhiễm nguồn nước - đang là nỗi lo của không ít các hộ nông dân nuôi cá. Ông Võ Anh Đang, Chủ nhiệm Hợp tác xã thủy sản Đa Tôn (huyện Tân Phú) chia sẻ, hồ Đa Tôn được hợp tác xã thuê đầu tư nuôi cá theo hướng để các loài cá sinh trưởng như bên ngoài tự nhiên nên vụ thu hoạch chính là vào thời điểm cuối năm, khi nước hồ cạn bớt nước.

13/01/2015
Ngư Dân Bình Thuận Được Mùa Vụ Bấc Ngư Dân Bình Thuận Được Mùa Vụ Bấc

Nhìn lại năm 2014, thời tiết tương đối thuận lợi cho những chuyến biển. Một năm làm ăn hiệu quả của tàu thuyền có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Phan Thiết tuy không phải đô thị 100% tập trung về ngư nghiệp nhưng nghề biển đã gắn bó từ rất lâu đời với những địa phương như Đức Thắng, Đức Nghĩa, Bình Hưng, Hưng Long, Đức Long, Hàm Tiến, Mũi Né…

13/01/2015
Cà Mau Quy Định Mức Hỗ Trợ Trực Tiếp Giống Cây Trồng, Vật Nuôi, Thủy Sản Cà Mau Quy Định Mức Hỗ Trợ Trực Tiếp Giống Cây Trồng, Vật Nuôi, Thủy Sản

UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành quy định mức hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho các đối tượng: hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

13/01/2015
Nam Định Bảo Vệ Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản Nhằm Hạn Chế Dịch Bệnh Nam Định Bảo Vệ Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản Nhằm Hạn Chế Dịch Bệnh

Trong những năm gần đây, khi nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, bên cạnh mặt tích cực đã phát sinh những bất cập cần quan tâm xử lý để bảo đảm phát triển vững chắc.

13/01/2015