Tiếp Tục Chú Trọng Xây Dựng Thương Hiệu Hàng Hóa Cho Nông Sản

* 12/14 xã đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới
Sáng 11-9, đồng chí Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Xuân Lộc về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tham gia đoàn công tác còn có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.
Theo báo cáo của Huyện ủy Xuân Lộc, kể từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới vào năm 2009 đến nay, toàn huyện có 12/14 xã đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Nhờ chú trọng đầu tư chuyên canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích ở huyện Xuân Lộc luôn tăng lên theo từng năm. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và phát triển sản xuất cũng đã dịch chuyển dần theo hướng 4 có: có năng suất cao, có chất lượng tốt, có thị trường tiêu thụ và có thu nhập cao.
Thu nhập của bà con nông dân từ đó cũng đã từng bước được nâng cao. Hiện Xuân Lộc cũng đã định hướng phát triển các loại cây trồng cho thu nhập từ 100 triệu đến 350 triệu đồng/ha/năm.
Tuy nhiên, cũng theo lãnh đạo huyện, trong tiến trình xây dựng nông thôn mới vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần được tỉnh đầu tư hỗ trợ. Trong đó, nổi bật nhất là việc thiếu vốn trong xây dựng hạ tầng giao thông và hạ tầng phục vụ sản xuất...
Tại hội nghị, đồng chí Trần Đình Thành, Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân huyện Xuân Lộc đã đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đồng chí nhấn mạnh, sắp tới Xuân Lộc cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp để nâng đời sống cho người dân, bao gồm: rà soát, bổ sung, triển khai thực hiện tốt quy hoạch, nhất là quy hoạch nông nghiệp và dịch vụ, gắn với vùng sản xuất tập trung.
Ngoài ra, huyện cần tiếp tục đẩy nhanh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi theo kế hoạch quy hoạch; đồng thời chủ động phối hợp, thống nhất hỗ trợ người dân trong việc xây dựng chuỗi liên kết, chuỗi giá trị gia tăng, trong đó có việc xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản của Xuân Lộc.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây nhiều hộ dân trên địa bàn TX Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã tranh thủ tận dụng diện tích mặt nước trên hồ thủy điện Đăk R’Tích để phát triển nghề nuôi cá lồng. Hiện giá cá diêu hồng và cá lăng nuôi chủ lực tại đây đang ở mức cao…

Với ưu điểm tốn ít vốn, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và dễ mua, dễ bán, mô hình nuôi dê nhốt chuồng đang dần trở thành cứu cánh của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con nông dân vùng ven biển ổn định cuộc sống.

Tính đến trung tuần tháng 8-2014, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có bảy doanh nghiệp đầu tư kho thu mua và tạm trữ lúa, gạo với tổng công suất chứa 240.000 tấn kho. Song tiến độ triển khai thực hiện còn khá chậm.

Tại Hội nghị sơ kết tái canh cà phê do Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) phối hợp với một số tỉnh Tây Nguyên tổ chức mới đây, có những thông tin vừa mừng vừa lo.

Con dúi (nu) nuôi ở xã Tà Nung, Đà Lạt thuộc loài động vật hoang dã đã được thuần hóa từ các trại giống ở tỉnh Đồng Nai. Với Đề tài “Xây dựng mô hình nuôi dúi (nu) theo hướng an toàn dịch bệnh”; từ tháng 7/2013, Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt đã hỗ trợ 250 triệu đồng cho 11 hộ nông dân xã Tà Nung, mỗi hộ mua 32 con dúi giống về nuôi.