Tiếp tay cho dịch cúm gia cầm

Nhưng có điều, sau khi dịch bệnh được khống chế thì ban này gần như ngừng hoạt động.
Thậm chí, gần đây ông trưởng ban còn ngầm “chỉ thị” cho cán bộ của mình làm ngơ trước tình trạng một số lái buôn tự do vận chuyển gia cầm lậu vào địa bàn, trong khi ở một số nơi dịch gia cầm bắt đầu diễn biến phức tạp trở lại.
Người ta bảo rằng cái đám lái buôn ấy “biết điều” với mấy ông kiểm dịch của bản lắm.
Những chiếc xe chở gà từ tận đâu cứ ngang nhiên chạy ra, chạy vào bản, biến cái chợ của xã đặt ở rìa bản Đồng Rừng thành trạm trung chuyển gia cầm liên xã.
Bà con trong bản lo dịch sẽ lây lan trở lại đem phản ánh tình trạng này với ông trưởng ban kiểm dịch thì bị ông gạt phắt: “Gia cầm chết vài con chứ có phải cả đàn đâu mà đổ cho dịch, trước vẫn thế có thấy ai kêu đâu.
Không được đồn đại lung tung gây hoang mang dư luận, hơn nữa nếu xã rồi huyện mà biết lại bắt phải tiêu huỷ lần nữa thì mất cả chì lẫn chài”.
Thì ra nhà ông trưởng ban kiểm dịch cũng đang có gần 200 con gà sắp đến ngày xuất bán.
Trong đàn lác đác vài con chết, ông bảo vợ con bí mật đem quẳng ra ngoài hố rác chung.
Điều lạ là, tại các cuộc họp nông nghiệp có cán bộ xã, huyện về kiểm tra, không hiểu ông dẫn giải tài thế nào mà không một ai đả động đến đề tài dịch gia cầm.
Lãnh đạo Đảng uỷ có hỏi thì ông cười tự tin: “Địa bàn ta vốn trước đây đã khống chế được dịch rồi, giờ nếu tái dịch thì cũng không khó khăn để giải quyết”.
Đến khi một số bản bên cạnh Đồng Rừng cuống lên vì dịch gia cầm tái phát; tại các hố rác chung, rồi cả bờ mương vứt đầy xác gà, xác vịt; huyện đánh công văn khẩn về xã, xã truyền công văn hỏa tốc về các bản thì Ban kiểm dịch gia cầm bản Đồng Rừng đành phải triệu tập một cuộc họp... kín.
Ông trưởng ban lúc này mới gật gù: “Gà nhà tôi cũng đã bắt đầu chết.
Hình như dịch gia cầm đã trở lại!”.
Rồi xã yêu cầu chính quyền, các ban ngành phối hợp với Ban kiểm dịch các bản tổ chức tiêu huỷ toàn bộ số gia cầm trong khu vực nghi tái dịch.
Ông trưởng ban kiểm dịch bản Đồng Rừng như bị mất hồn khi nhận được thông tin ấy.
Ông lo cho đàn gia cầm của bản thì ít mà xót cho chuồng gà của mình thì nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 7/2013 ở Bình Thuận ước sản lượng hải sản nuôi trồng thu hoạch đạt 560 tấn, trong đó sản lượng hải sản nước lợ, nước mặn đạt 537 tấn, cá nước ngọt 23 tấn; lũy kế 7 tháng đạt 6.316 tấn (giảm 17,32% so cùng kỳ). Nguyên nhân do thời tiết năm nay nắng nóng kéo dài, mưa muộn nên toàn tỉnh đến nay chỉ mới thả nuôi con giống trên 45% diện tích.

Theo Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), ngày 31/7/2013, Tổng vụ Nông nghiệp của Ủy ban châu Âu (EC) đã có thông báo về việc công nhận bản kế hoạch quản lý dư lượng các chất trong mật ong xuất khẩu của Việt Nam.

Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm thành công tại Việt Nam, Công ty TNHH Ba Huân và các doanh nghiệp, trang trại nuôi gà đẻ khu vực phía Nam vừa ký hợp tác cung cấp, sản xuất giống gà đẻ thương phẩm Hy – Line.

Những năm gần đây, hồ tiêu là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Giá hồ tiêu luôn ở mức cao khiến nhiều hộ đua nhau mở thêm diện tích. Người chặt bỏ vườn cà phê, người tìm mọi cách phá rừng để lấy đất trồng hồ tiêu. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo song người dân không mấy để tâm. “Cơn sốt” này được dự báo là sẽ đi kèm với nhiều rủi ro khó lường.

Giá nấm rơm tươi được thương lái thu mua tại chỗ là 24.000 đồng/kg và luộc là 40.000 đồng/kg, đã thu hút khá nhiều nông dân tham gia chất nấm sau khi thu hoạch lúa Hè thu. Huyện Long Mỹ (Hậu Giang) được xem là nơi có nhiều hộ trồng nấm rơm trong tỉnh và những hộ này đã thu được lợi nhuận khá cao.