Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp tay cho dịch cúm gia cầm

Tiếp tay cho dịch cúm gia cầm
Ngày đăng: 11/11/2015

Nhưng có điều, sau khi dịch bệnh được khống chế thì ban này gần như ngừng hoạt động.

Thậm chí, gần đây ông trưởng ban còn ngầm “chỉ thị” cho cán bộ của mình làm ngơ trước tình trạng một số lái buôn tự do vận chuyển gia cầm lậu vào địa bàn, trong khi ở một số nơi dịch gia cầm bắt đầu diễn biến phức tạp trở lại.

Người ta bảo rằng cái đám lái buôn ấy “biết điều” với mấy ông kiểm dịch của bản lắm.

Những chiếc xe chở gà từ tận đâu cứ ngang nhiên chạy ra, chạy vào bản, biến cái chợ của xã đặt ở rìa bản Đồng Rừng thành trạm trung chuyển gia cầm liên xã.

Bà con trong bản lo dịch sẽ lây lan trở lại đem phản ánh tình trạng này với ông trưởng ban kiểm dịch thì bị ông gạt phắt: “Gia cầm chết vài con chứ có phải cả đàn đâu mà đổ cho dịch, trước vẫn thế có thấy ai kêu đâu.

Không được đồn đại lung tung gây hoang mang dư luận, hơn nữa nếu xã rồi huyện mà biết lại bắt phải tiêu huỷ lần nữa thì mất cả chì lẫn chài”.

Thì ra nhà ông trưởng ban kiểm dịch cũng đang có gần 200 con gà sắp đến ngày xuất bán.

Trong đàn lác đác vài con chết, ông bảo vợ con bí mật đem quẳng ra ngoài hố rác chung.

Điều lạ là, tại các cuộc họp nông nghiệp có cán bộ xã, huyện về kiểm tra, không hiểu ông dẫn giải tài thế nào mà không một ai đả động đến đề tài dịch gia cầm.

Lãnh đạo Đảng uỷ có hỏi thì ông cười tự tin: “Địa bàn ta vốn trước đây đã khống chế được dịch rồi, giờ nếu tái dịch thì cũng không khó khăn để giải quyết”.

Đến khi một số bản bên cạnh Đồng Rừng cuống lên vì dịch gia cầm tái phát; tại các hố rác chung, rồi cả bờ mương vứt đầy xác gà, xác vịt; huyện đánh công văn khẩn về xã, xã truyền công văn hỏa tốc về các bản thì Ban kiểm dịch gia cầm bản Đồng Rừng đành phải triệu tập một cuộc họp... kín.

Ông trưởng ban lúc này mới gật gù: “Gà nhà tôi cũng đã bắt đầu chết.

Hình như dịch gia cầm đã trở lại!”.

Rồi xã yêu cầu chính quyền, các ban ngành phối hợp với Ban kiểm dịch các bản tổ chức tiêu huỷ toàn bộ số gia cầm trong khu vực nghi tái dịch.

Ông trưởng ban kiểm dịch bản Đồng Rừng như bị mất hồn khi nhận được thông tin ấy.

Ông lo cho đàn gia cầm của bản thì ít mà xót cho chuồng gà của mình thì nhiều.


Có thể bạn quan tâm

Khắc phục tác động xấu môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú vụ 2 Khắc phục tác động xấu môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú vụ 2

Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, cho biết: Trong tháng 8/2015, nông dân các huyện ven biển thả nuôi 167 triệu con tôm sú, diện tích 527 ha, hơn 510 triệu con tôm thẻ chân trắng, diện tích 810 ha. Nâng tổng số đến nay toàn vùng thả nuôi 1,97 tỷ con tôm sú, diện tích 19.125 ha; 2,28 tỷ con thẻ chân trắng, diện tích 4.139 ha. Sản lượng thu hoạch đến tháng 8/2015 là 19.724 tấn/40.425 tấn (8.049 tấn tôm sú, 11.675 tấn tôm thẻ chân trắng), đạt 48,7% kế hoạch, giảm hơn 9.100 tấn (tôm sú 1.856 tấn, tôm thẻ 7.195 tấn) so cùng kỳ.

03/09/2015
Mỹ thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force) đối phó với hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên bất hợp pháp, không khai báo và phi pháp (IUU) Mỹ thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force) đối phó với hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên bất hợp pháp, không khai báo và phi pháp (IUU)

Ngày 7/8/2014 Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) về việc Tổng thống Obama trực tiếp chỉ đạo thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force)

03/09/2015
Niềm đam mê của bà chủ trang trại Niềm đam mê của bà chủ trang trại

Người phụ nữ ấy có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nước da rám nắng, vận trên mình bộ quần áo bảo hộ lao động và làm việc từ sáng đến chiều tối trong chuồng lợn như một người lao động thạo việc của trang trại. Vì vậy, nếu không được giới thiệu thì tôi không nghĩ đó chính là bà chủ của trang trại chăn nuôi lợn nái hậu bị công nghệ cao lớn nhất, nhì tỉnh với 1.200 con lợn/lứa. Bà là Vũ Thanh Lâm, 54 tuổi, ở tổ dân phố Nam Thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái.

03/09/2015
Chủ động trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc Chủ động trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc

Để duy trì và phát triển đàn gia súc có sừng trong điều kiện thời tiết nắng hạn kéo dài, ngoài việc tìm nguồn thức ăn, nước uống, các hộ chăn nuôi ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã chủ động chuyển đổi diện tích đất không chủ động nước sang trồng cỏ.

03/09/2015
Làm nền tổ ong nhân tạo Làm nền tổ ong nhân tạo

Cơ sở sản xuất nền tổ ong nhân tạo (còn gọi là cán chân tầng cho tổ ong)ở ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất là một trong những cơ sở đầu tiên sản xuất tổ sáp ong nhân tạo tại Đồng Nai. Cơ sở được thành lập ngay vùng nuôi ong mật của Đồng Nai, cùng hưng thịnh với nghề này suốt hơn 30 năm qua.

03/09/2015