Tiếp Cận Truy Xuất Nguồn Gốc Điện Tử Cá Tra

Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp phối hợp Công ty CP Dịch vụ Khoa học công nghệ Sắc Ký Hải Đăng (Công ty Sắc Ký Hải Đăng) vừa tổ chức khóa tập huấn với nội dung “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng điện tử”.
Hội thảo nhằm đánh giá vai trò cần thiết về minh bạch thông tin sản phẩm cá tra và ứng dụng hệ thống Traceverified, truy xuất nguồn gốc điện tử sản phẩm.
Người nuôi cá tra mong có những chính sách hỗ trợ, liên kết với doanh nghiệp khi tiến hành truy xuất điện tử - Ảnh: An Đăng
Tại hội thảo, nhiều hội viên đã bày tỏ mong muốn có những chính sách hỗ trợ, liên kết với doanh nghiệp khi tiến hành truy xuất nguồn gốc điện tử với sản phẩm cá tra. Đại diện phía doanh nghiệp cũng cho rằng, trước khi quyết định sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, doanh nghiệp cần tính toán, cân nhắc kỹ lợi ích, hiệu quả và sẽ đưa ra biện pháp phù hợp.
Ông Thái An Lai, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp cho biết: Hội thảo nhằm hướng người nuôi tới việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từ đó có những quy định về vùng nuôi, diện tích…
Tuy nhiên, người nuôi không quyết định được sẽ tham gia truy xuất nguồn gốc hay không, bởi doanh nghiệp là nơi chịu trách nhiệm cuối cùng. Khi tiến hành truy xuất nguồn gốc với sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ phải liên kết với người nuôi và sẽ phải cam kết đem lại giá trị sản phẩm cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
Báo Kinh tế nông thôn từng có bài phản ánh tình trạng ô nhiễm tại vùng nuôi tôm trên cát tại hai thôn Bắc Hòa, Phú Hòa thuộc xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh). Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của TP.Biên Hòa, làng cá bè trên tuyến sông Cái sẽ là một trong những điểm nhấn trong tuyến du lịch sinh thái sông Đồng Nai. Chủ trương sắp xếp, quy hoạch lại làng cá bè được thành phố thực hiện từ nhiều năm trước đây.

Giai đoạn 2010 - 2015 sản lượng ngành Thủy sản Nghệ An đạt 145.000 tấn, tăng 45% so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ qua đặt ra; kết quả đó là từ nỗ lực của nghề cá nhân dân trong khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy, hải sản...

Theo lịch thời vụ, thời gian thả nuôi tôm quảng canh mô hình tôm - lúa đã kết thúc, ngành nông nghiệp Sóc Trăng khuyến cáo nông dân cần xả bỏ nước mặn, tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn cho đất, chuẩn bị gieo sạ lại vụ lúa để sản xuất bền vững.

Bên cạnh những mùa bội thu, nhiều vụ người nuôi tôm lâm vào cảnh tay trắng vì tôm dịch, chết. Khi tôm chết, đỏ thân thì xuất hiện một nghề rất mới - nghề buôn tôm đỏ (tôm thối).