Tiên Yên (Quảng Ninh) Thả 25.000 Con Cá Giống Về Môi Trường Tự Nhiên

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày nghề cá Việt Nam, sáng 1-4, tại cảng Bến Châu, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tổ chức thả giống thủy sản ra vùng nước tự nhiên.
Cán bộ, nhân dân huyện Tiên Yên thực hiện thả cá giống ra tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Tại buổi lễ, các đại biểu cùng tham gia thả hơn 25.000 cá đối mục và cá rô phi giống xuống sông Tiên Yên. Đây là một hoạt động thiết thực của huyện Tiên Yên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên có tác dụng bổ sung nguồn giống trong môi trường tự nhiên và góp phần tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.
Nhân dịp này UBND huyện Tiên Yên phát động phong trào thi đua hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ: “Biển bạc của ta, do dân ta làm chủ”, đẩy mạnh sản xuất khai thác cá vụ Nam, tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành thủy sản, đa dạng hóa các đối tượng, phương thức nuôi trồng thủy sản trong vụ Xuân – Hè năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, bệnh tai xanh đã lan rộng trên đàn lợn ở hai địa phương là thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới với tổng số hơn 2 nghìn con bị mắc bệnh. Thống kê của Chi cục Thú y Bắc Kạn, tính đến chiều ngày 23/09 tại hai địa bàn trên đã có 995 con lợn bị chết và tiêu hủy do dịch bệnh, hiện còn hơn 300 con lợn bị bệnh đang theo dõi và điều trị.

Chưa có con số thống kê chính thức từ Cục nuôi trồng (Bộ NNPTNT), nhưng theo thông báo nhanh của sở NNPTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL cho thấy hơn quá nửa diện tích thả nuôi tôm của nông dân bị thiệt hại nặng. Vẫn là nguyên nhân rất cũ: Con giống, thủy lợi, kỹ thuật, nguồn nước... và năm nay thêm một nguyên nhân nữa là người dân nôn nóng thả sớm mong được giá. Nào ngờ...

Từ chỗ áp dụng bón phân viên nén dúi sâu trên diện tích 5 ha năm 2008, qua đúc rút kinh nghiệm, tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ tiền mua 24 máy ép phân, đến vụ xuân 2012, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) đã nhân rộng diện tích bón phân viên nén dúi sâu lên gần 2.000 ha.

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao giấy chứng nhận công nhận măng tây là rau an toàn cho Tổ hợp tác sản xuất măng tây (HTSXMT) xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu). Khi có giấy chứng nhận rau an toàn, măng tây sẽ được đưa vào hệ thống siêu thị tiêu thụ.

Bước đầu qua điều tra tại một số huyện thuộc Hà Nội, Hà Tây cho thấy nông dân đã sử dụng 8 loại thuốc điều hòa sinh trưởng (thuốc trong danh mục gồm 7 loại, trong đó thuốc có chứa hoạt chất Gibberellic acid chiếm 70,9%; thuốc ngoài danh mục 1 loại).