Tiên Yên (Quảng Ninh) Thả 25.000 Con Cá Giống Về Môi Trường Tự Nhiên

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày nghề cá Việt Nam, sáng 1-4, tại cảng Bến Châu, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tổ chức thả giống thủy sản ra vùng nước tự nhiên.
Cán bộ, nhân dân huyện Tiên Yên thực hiện thả cá giống ra tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Tại buổi lễ, các đại biểu cùng tham gia thả hơn 25.000 cá đối mục và cá rô phi giống xuống sông Tiên Yên. Đây là một hoạt động thiết thực của huyện Tiên Yên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên có tác dụng bổ sung nguồn giống trong môi trường tự nhiên và góp phần tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.
Nhân dịp này UBND huyện Tiên Yên phát động phong trào thi đua hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ: “Biển bạc của ta, do dân ta làm chủ”, đẩy mạnh sản xuất khai thác cá vụ Nam, tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành thủy sản, đa dạng hóa các đối tượng, phương thức nuôi trồng thủy sản trong vụ Xuân – Hè năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Nhiệt tình, năng nổ, luôn đi đầu trong mọi hoạt động, đặc biệt là tấm gương điển hình trong phong trào thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương; đó là những gì mà đoàn viên, thanh niên xã Na Khê và người dân địa phương nói về anh Lý Seo Sáng, Bí thư Đoàn xã Na Khê (Yên Minh).

Thời gian gần đây, nhiều người lạ mặt đến các vùng quê trên địa bàn tỉnh để lùng sục thu gom cau với giá cao ngất ngưởng. Điều đáng quan tâm là, các đối tượng này chỉ thu mua cau non (trái cau chỉ bằng đầu ngón tay cái) và gom cả nguyên buồng nên đây được xem là việc làm rất bất thường.

Ngành chuyên môn cùng các nhà vườn ở địa bàn được xem như “thủ phủ” vườn trái cây có múi của tỉnh là huyện Châu Thành đã tích cực triển khai nhiều biện pháp ứng phó với dịch bệnh vàng lá gân xanh đang hoành hành dữ dội.

Ở tổ 7, phường Trần Hưng Đạo, TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum), ai cũng thán phục ông Trần Thanh Cảnh là người nuôi lợn giỏi. Dù quy mô nuôi lợn không lớn, nhưng ông đã duy trì nghề nuôi lợn liên tục hơn 20 năm, không gây ô nhiễm môi trường, chưa lúc nào lỗ vốn.

Với bản chất cần cù, ham học hỏi, chịu khó tìm tòi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, anh Võ Đình Chiến (SN 1975, ngụ ấp Bình Hiếu, xã Long Bình, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) đã thành công và vươn lên làm giàu bằng chính đặc sản quê nhà.