Tiên Yên (Quảng Ninh) có 1.355ha nuôi tôm thẻ chân trắng

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng tôm chết xảy ra rải rác ở các xã Đông Ngũ và Hải Lạng (Đông Hải 3 hộ, 145ha; Hải Lạng 47 hộ, 140,7ha). Nguyên nhân là do công tác duy trì môi trường nuôi không được đảm bảo, nguồn nước lấy vào ao nuôi chưa được xử lý triệt để, con giống trước khi thả không được kiểm dịch…
Trước tình hình trên, huyện đã chỉ đạo khẩn cấp hỗ trợ 1 tấn hoá chất Clorine cho các xã để tiến hành khoanh vùng dịch bệnh; đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, xử lý dứt điểm và hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp phòng trừ dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Macadamia còn được gọi là cây Maca, đang được các phương tiện truyền thông ở nước ta coi là "cây trồng tỷ đô", hoặc "cây hoàng hậu" bị nông dân "hững hờ". Vậy, giá trị và giá cả thực tế của cây này ra sao, khả năng phát triển ở Việt Nam như thế nào?

So với cùng thời điểm năm ngoái, lượng khách hàng mua rau tăng khoảng 5% và giá cả chưa có nhiều biến động so với ngày thường. Hiện tại, HTX bán rau bắp cải với giá 3-4 nghìn đồng/kg, su hào 5 nghìn đồng/kg, khoai tây 9 nghìn đồng/kg... Với mức giá này, bình quân mỗi sào rau màu xã viên thu lãi từ 3-5 triệu đồng đối với mỗi sào củ, quả.

Theo đó, mô hình được thực hiện trên cánh đồng thuộc 2 xóm An Thành và Trung Thành, thu hút trên 100 hộ nông dân tham gia. GS9 là giống lúa lai 3 dòng, được nghiên cứu và lai tạo bởi sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với tập đoàn SL Agritech (Philipinnes) có nhiều ưu điểm như: sức sinh trưởng và phát triển tốt, cứng cây, bông dài, ít sâu bệnh. Đặc biệt, có thể gieo cấy được cả ở vụ xuân và vụ mùa, cho năng suất cao.

Để đạt kế hoạch đề ra, huyện chỉ đạo các xã chuẩn bị quỹ đất, ra quân nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thủy lợi, tạo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng; các HTX thực hiện tốt các khâu dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân...

Diện tích này chỉ phù hợp với các huyện miền xuôi, vì có diện tích rộng trên một cánh đồng, các hộ dân lại ở gần nhau nên cùng trồng, thâm canh đạt hiệu quả cao. Ngược lại, ở các huyện miền núi diện tích nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang; các hộ dân lại ở xa nhau, việc tiếp cận kỹ thuật mới còn hạn chế, nên khó đạt diện tích để được hỗ trợ. Người dân rất cần được “kích cầu” để phát triển sản xuất, nhưng lại không đủ điều kiện để được hỗ trợ, nên đã khó lại càng khó khăn hơn.