Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiên Kiên (Lâm Thao) được mùa lúa tái sinh

Tiên Kiên (Lâm Thao) được mùa lúa tái sinh
Ngày đăng: 14/07/2015

Trên cánh đồng Tộc rộng hơn 10ha, không khí thu hoạch lúa tái sinh của bà con cũng khẩn trương, rộn ràng chẳng kém khi gặt lúa chiêm xuân. Ai nấy đều vui mừng phấn khởi bởi vẫn chân ruộng ấy, không mất công cấy hái, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, chỉ đầu tư thêm một yến phân bón NPK mà sau một tháng rưỡi đã được thu hoạch, năng suất bình quân đạt 90 kg/sào, có nơi năng suất lên đến 1,2 tạ/sào. Thoăn thoắt bó từng bó lúa vàng óng, trĩu bông, bà Nguyễn Thị Nguyệt ở khu 1 phấn khởi cho biết: Làm lúa tái sinh rất thuận lợi, vừa nhàn lại vừa cho thu nhập cao vì không mất công cày bừa, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh hại, chỉ gặt xong thì bón phân và thu hoạch, năng suất lúa cũng đảm bảo.

Vụ chiêm xuân vừa qua, toàn xã Tiên Kiên gieo cấy trên 190ha lúa. Để đảm bảo sản xuất lúa tái sinh trên toàn bộ diện tích, xã chỉ đạo bà con gieo cấy trà xuân muộn và sử dụng 100% các giống lúa lai, lúa chất lượng cao như GS9, Syn 6, Nhị ưu số 7, Đại dương. Xã cũng trích ngân sách hơn 100 triệu đồng trợ giá giống lúa cho người dân, đồng thời tăng cường tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để việc sản xuất đạt kết quả cao nhất. Anh Trần Đắc Thành - Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định: Muốn sản xuất lúa tái sinh có hiệu quả điều quan trọng trước hết là phải quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống lúa, đồng thời áp dụng chặt chẽ các quy trình kỹ thuật thâm canh cải tiến SRI. Thực tế ở xã Tiên Kiên, quy trình sản xuất được chỉ đạo chặt chẽ, bà con đồng tình ủng hộ nên hiệu quả thu được là đáng kể.

Với đặc thù xã miền núi như ở Tiên Kiên, việc tưới tiêu trong nông nghiệp  khó khăn, gần như phụ thuộc vào thiên nhiên thì sản xuất lúa tái sinh đang là giải pháp thích hợp để đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao giá trị thu nhập cho người nông dân. Ngay sau khi thu hoạch lúa tái sinh, xã chỉ đạo bà con khẩn trương cày bừa, làm đất và chuẩn bị cho gieo cấy vụ mùa, đảm bảo trong khung lịch thời vụ và phấn đấu gieo cấy đạt chỉ tiêu kế hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Nghề Trồng Nấm Ở Tiên Du Triển Vọng Nghề Trồng Nấm Ở Tiên Du

Áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đồng thời tận dụng được rơm, rạ sau thu hoạch mùa vụ. Hiện nay, nghề trồng nấm ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du đang được nhân rộng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, góp phần từng bước giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn huyện.

17/11/2014
Rau Xanh Đắt Từ Vùng Trồng Rau Rau Xanh Đắt Từ Vùng Trồng Rau

Cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2014, Hà Nội đón nhận vài đợt không khí lạnh. Cùng với gió lạnh là mưa kéo dài nhiều ngày. Độ ẩm ngoài trời của Hà Nội cũng vì thế mà giữ ở mức cao, có nhiều ngày độ ẩm ở mức trên 90%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rau xanh tại các vùng sản xuất của Hà Nội bị chết hàng loạt.

17/11/2014
Hướng Phát Triển Bền Vững Cho Trái Cây Dak Lak Hướng Phát Triển Bền Vững Cho Trái Cây Dak Lak

Những năm gần đây, nông dân nhiều địa phương đã trồng xen hoặc chuyển đổi vườn tạp, vườn cà phê kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả chất lượng cao như bơ sáp, sầu riêng cơm vàng hạt lép, chôm chôm... theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó phải kể đến huyện Krông Pak, trồng nhiều loại cây ăn trái cho giá trị cao như sầu riêng, bơ, mít, vải…

17/11/2014
Sẽ Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Và Xoài Vào Nhật Bản Sẽ Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Và Xoài Vào Nhật Bản

Đó là thông báo của Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) tại Hội thảo: “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức vào ngày 15-11 tại khách sạn New World, TP.Hồ Chí Minh.

17/11/2014
Trồng 15 Ha Cây Đại Táo Theo Hướng VietGap Trồng 15 Ha Cây Đại Táo Theo Hướng VietGap

Đến nay, huyện Bảo Yên đã trồng được 5 ha, với 46 hộ dân tham gia. Cùng với đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Viện Cây lương thực - cây thực phẩm hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các hộ tham gia dự án. Hiện, cây phát triển tốt, chưa phát hiện sâu bệnh gây hại. Dự kiến cuối năm 2015, toàn bộ diện tích bắt đầu cho thu hoạch.

17/11/2014