Đẩy mạnh thực hành trách nhiệm xã hội trong ngành thủy sản

Thủy sản là 1 trong 5 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất củaViệt Nam
Diễn đàn nhằm nâng cao hiểu biết về tính cấp thiết và vai trò các bên tham gia trong thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), chia sẻ kinh nghiệm, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh cho ngành thủy sản.
Thủy sản là 1 trong 5 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, tạo việc làm cho 5 triệu lao động.
Trong vòng 2 thập kỷ qua, thủy sản đã từng bước phát triển và lớn mạnh, tạo được vị thế nhất định trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, tăng trưởng nóng đặt ra những thách thức về các tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội.
Hơn nữa, trước những yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới, thủy sản Việt Nam đang nỗ lực hướng đến phát triển bền vững, nâng cao giá trị và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh.
Song, trách nhiệm xã hội trong ngành thủy sản Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, chưa được hiểu đúng và chưa được thực hành triệt để. Do đó, mục tiêu của diễn đàn này còn nhằm thúc đẩy ngành thủy sản phát triển theo hướng bền vững, có trách nhiệm.
Có thể bạn quan tâm

Tổ chức Bureau Veritas (Pháp) vừa cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho hai Trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk tại tỉnh Tuyên Quang và Nghệ An.

Sau một thời gian dài giảm xuống ở mức thấp, giá heo hơi có xu hướng tăng lên trong hơn 3 tháng trở lại đây. Với giá bán heo hơi hiện tại, nhiều người chăn nuôi có thể kiếm lời. Tuy nhiên, do lo ngại giá cả đầu ra bất ổn nên người chăn nuôi heo vẫn rất thận trọng trong tái phát triển đàn…

Khoảng 1 tháng nay, trong khi giá trứng gà bán ra từ các trang trại liên tục giảm mạnh thì trên thị trường mặt hàng này vẫn giữ giá ở mức cao. Sự bất hợp lý trong phân phối, tiêu thụ sản phẩm đang làm nản lòng người dân trong đầu tư tái đàn gia cầm.

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt kinh phí hỗ trợ dự án “Xây dựng mô hình lai tạo và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt tại An Giang”, do Thạc sĩ Phí Như Liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi gia súc lớn (Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) làm chủ nhiệm; phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học (Sở Khoa học và Công nghệ An Giang) thực hiện. Tổng kinh phí gần 847 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ gần 664,8 triệu đồng, còn lại do hộ nông dân tham gia đối ứng.

Nhờ chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh nên từ đầu năm đến nay chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được duy trì ổn định, các loại dịch bệnh mặc dù có xuất hiện nhưng đã được ngăn chặn và khống chế kịp thời, không để bùng phát trên diện rộng.