Tiền Giang Xuất Hơn 12 Triệu Trứng Chim Cút Sang Nhật Bản

Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết, từ cuối năm 2013 đến nay, trang trại của ông phối hợp với Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang đã xuất sang Nhật Bản hơn 12 triệu trứng cút đóng lon, với giá cao hơn thị trường nội địa khoảng 20%.
Hiện nay, trung bình mỗi tháng, trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ và Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang xuất khoảng 2 container với khoảng 2 triệu quả trứng cút đóng lon sang Nhật Bản.
Theo ông Hồ, đây là thành quả của 4 năm chuẩn bị của trang trại để đưa được trứng cút sang Nhật Bản, vốn là thị trường khó tính và đòi hỏi cao về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tiêu chuẩn phía Nhật Bản đặt ra rất nghiêm ngặt như trứng chim cút sau khi luộc xong lòng đỏ phải nằm giữa trứng (thay vì nằm lệch một bên) và không có dư lượng kháng sinh, trứng đóng lon sau khi mở ra sử dụng lòng đỏ không được có màng màu đen...
Ông Trần Nguyễn Hồ cho biết, tuy nhu cầu nhập khẩu trứng cút đóng lon của Nhật Bản rất lớn, nhưng hiện tại chỉ có trang trại Nguyễn Hồ là đủ điều kiện xuất trứng cút đóng lon sang thị trường này. Đặc biệt, một khi trứng cút của ông đã thâm nhập được thị trường khó tính như Nhật Bản coi như đã có “giấy thông hành” xuất khẩu sang thị trường các nước khác.
Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang được mọi người nể phục và phong cho biệt danh là “Vua cút” miền Tây, với mô hình nuôi chim cút theo quy mô trang trại công nghiệp, sạch và an toàn sinh học, đồng thời là điển hình về cách làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa ở địa phương.
Từ vài chục nghìn con chim cút đẻ ban đầu, đến nay, trang trại của ông đã có trên 60.000 con. Chim cút ở trang trại của ông được nuôi theo quy trình an toàn sinh học, hạn chế tối đa sử dụng thuốc kháng sinh. Hàng ngày, thức ăn, nước uống cho đàn chim cút đều có sổ sách ghi chép cẩn thận; việc phòng bệnh cho đàn cút được thực hiện bằng kháng sinh sinh học được chiết xuất từ thực vật.
Hiện tại, mỗi ngày trang trại Nguyễn Hồ cung cấp cho thị trường trên 100.000 trứng cút, chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh, thành trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh, với giá bán bình quân 350 đồng/trứng, ông thu về từ 1 đến 1,2 tỷ đồng/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Chót cùng mảnh đất cực Nam Tổ quốc có bãi cát ven biển (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), trải dài từ ấp Khai Long qua Rạch Thọ, Rạch Tàu Đông đến Kinh Đào Tây. Nơi đây xuất hiện nguồn nghêu giống tự nhiên gần chục năm qua, giúp người nghèo địa phương có thêm sinh kế và thu nhập nhờ nghề cào nghêu bán giống.

Chiều ngày 30/6/2015, Công an huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) cho biết, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy vừa bắt quả tang Trần Thanh Hoàng (SN 1966, ngụ khóm 1, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười), đang vận chuyển 70kg tôm sú ướp lạnh có chứa tạp chất mang đi tiêu thụ.

Tính đến nay, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có 150 lượt hộ thả nuôi cá lóc, số lượng 8,346 triệu con giống trên diện tích mặt nước 15,98ha, song song đó, có 181 lượt hộ thu hoạch với sản lượng 2.415 tấn.

Lý do tạm ngưng là do khi thực hiện đề án thí điểm thu mua, chế biến cá nóc xuất khẩu, các đơn vị tham gia gặp nhiều khó khăn, không hiệu quả

Tập đoàn TH vừa long trọng tổ chức lễ tiếp nhận công nghệ chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp của Israel và tri ân đội ngũ chuyên gia của nước này sau 5 năm dự án đi vào hoạt động.