Tiền Giang Triển Khai 10.700 Ha Lúa Sản Xuất Theo Mô Hình Cánh Đồng Lớn

Theo Sở NN&PTNT, kế hoạch liên kết xây dựng Cánh đồng lớn ở những vụ lúa tiếp theo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong năm 2014 là 10.700 ha. Trong đó, vụ xuân hè triển khai 430 ha ở các huyện: Cái Bè, Cai Lậy do Công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang, Công ty TNHH Việt Hưng, Công ty Tân Thành đầu tư và thu mua sản phẩm.
Còn tổng diện tích lúa dự kiến thực hiện mô hình trên trong vụ hè thu là 6.570 ha ở các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và TX. Gò Công.
Đến nay, các Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty TNHH Việt Hưng, Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty Tân Thành đã hợp đồng thu mua và đầu tư với diện tích 920 ha.
Theo kế hoạch, vụ thu đông sẽ thực hiện 3.700 ha lúa liên kết xây dựng Cánh đồng lớn ở các huyện: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và TX. Gò Công. Việc thực hiện liên kết này sẽ được tiến hành theo 2 phương thức là đầu tư trọn gói và tiêu thụ sản phẩm; đầu tư vật tư một phần và tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ của bà con nông dân trong thời gian qua đã đưa tới lợi nhuận mang về cho bà con nông dân rất kém. Thêm vào đó đầu ra hạt gạo không ổn định, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chưa lớn. Do vậy, mục tiêu của việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn là muốn bà con nông dân cùng hợp tác lại để bà con có thể hưởng lợi từ các dịch vụ

Nhờ sưu tầm trồng nhiều giống dừa chất lượng và có cách chăm sóc phù hợp, vườn dừa của ông Đỗ Thành Thưởng (mọi người thường gọi là ông Tám Thưởng), ở ấp 2, xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm đã đem về thu nhập cao cho gia đình ông.

Năm 2011, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bình Sơn đã phối hợp với UBND xã Bình Phú, triển khai mô hình nuôi thỏ New Zealand tại hộ anh Phạm Tấn Cung ở thôn An Thạch 1, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn. Đây là mô hình nuôi thỏ New Zealand thành công đầu tiên tại địa phương này, mở ra triển vọng trong công tác phát triển giống, con vật nuôi mới; tạo ra nghề chăn nuôi mới cho nông dân địa phương.

Hôm 28 tháng 1, ê-kíp mổ của khoa Nam học bệnh viện Bình Dân ở Sài Gòn tiến hành ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đồng hồ để ghép lại toàn bộ da dương vật và vùng bìu cho nam bệnh nhân N.V.L. Trong lúc làm việc dưới hồ nuôi tôm, anh L. đã bị cánh quạt của chiếc máy quấn vào quần đùi, rồi cuốn luôn dương vật, làm đứt phăng lột hết toàn bộ da dương vật, da vùng bìu

Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi