Tiền Giang Thả Nuôi Tôm Sú Năm 2015 Từ Tháng 3 Đến Tháng 10

Ngày 30/12/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang ban hành Thông báo số 4291/TB-SNNPTNT về việc khuyến cáo thời vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế thiệt hại do những bất lợi về thời tiết, dịch bệnh cho bà con nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh.
Theo đó, đối với các hộ nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh khuyến cáo bà con không nên thả giống nuôi trong các tháng 01, 02, 11 và 12 (dương lịch), vì trong thời gian này thời tiết không phù hợp với đặc tính sinh học của tôm sú, đồng thời chất lượng tôm giống thường không tốt.
Đối với các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, bà con có thể thả giống nuôi ở tất cả các tháng trong năm. Tuy nhiên, bà con cần chú ý, phải có thời gian ngưng nuôi giữa hai vụ ít nhất là 02 tháng, để đủ thời gian cải tạo ao đầm, cắt đứt mầm bệnh, hạn chế thiệt hại cho vụ nuôi sau.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các đơn vị có liên quan trực thuộc Sở, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Phòng Kinh tế thị xã Gò Công tổ chức tuyên tuyền, phổ biến nội dung thông báo này cho tất cả người nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh trên địa bàn tỉnh sớm biết để chủ động thực hiện.
Đồng thời, giao Chi cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Thú y cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thị xã Gò Công theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình nuôi, tình hình thời tiết thủy văn, thực hiện tốt công tác quan trắc môi trường, quan trắc mầm bệnh, để có những khuyến cáo cụ thể, phù hợp và kịp thời cho từng vùng nuôi tập trung trên địa bàn.
Trước đó, Chi cục Thủy sản tỉnh khuyến cáo thời điểm thả giống trong vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến năm 2015 bắt đầu từ ngày 22/12/2014. Tuy nhiên, thời điểm thả giống cụ thể tùy theo điều kiện của từng khu vực và đảm bảo độ mặn nước ao thả nuôi hoặc ao ương cao hơn 6%o.
Theo số liệu thống kê, những năm gần đây, tình hình bệnh trên tôm nuôi ngày càng diễn biến phức tạp. Năm 2014, tình hình bệnh trên tôm nuôi không còn tập trung vào các tháng nắng nóng với bệnh hoại tử gan tụy là chủ yếu như các năm trước, mà chủ yếu là bệnh đốm trắng và xảy ra tương đối rải đều ở các tháng trong năm.
Cụ thể, tổng diện tích tôm nuôi năm 2014 bị thiệt hại là 587,8 ha, chiếm 17,6% diện tích thả nuôi. Thời gian bị dịch bệnh tập trung nhiều nhất vào đầu tháng 1/2014, với diện tích 164,6 ha (chủ yếu là bệnh đốm trắng), còn các tháng còn lại diện tích tôm bệnh trung bình từ 20 - 60 ha/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu 2013, đến hết ngày 31/7 là hạn chót nhưng lượng thu mua mới được khoảng 80 - 85%. Đây là lần đầu tiên chỉ tiêu thu mua đã không thực hiện như kế hoạch đề ra. Do đó, theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép kéo dài thời gian thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ hè thu 2013 đến ngày 15/8 với mong muốn ổn định giá gạo vào thời điểm thu hoạch rộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Với 8.000 m2 đất vườn trồng vú sữa và bưởi, có lúc phải lao đao vì bệnh thối rễ do nấm bệnh tấn công, nhưng nông dân Võ Văn Bé Năm (Phú Quới, Phú Phong, Châu Thành, Tiền Giang) không chịu đầu hàng mà quyết tâm nghiên cứu tìm ra giải pháp hữu hiệu để chữa trị. Kết quả vườn cây ăn trái của anh đã được phục hồi và phát triển xanh tốt, mỗi năm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Ngày 24-9, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp Viện lúa ĐBSCL tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang).

Anh Trần Đình Vường là một trong những người đầu tiên ở thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, Thái Bình nuôi rắn. Giờ đây, mỗi năm rắn đem về cho gia đình anh tiền tỷ.

Bị mất một bàn tay trong chiến tranh nhưng hiện ông Nguyễn Văn Thuận (trại Cầu Cả, xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) vẫn có thu nhập 100 triệu đồng/năm từ làm VAC.