Tiền Giang tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi
Do vậy, việc tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết nhằm góp phần hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi, giảm thiệt hại cho người nuôi.
Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 491/SNN&PTNT-TY ngày 07/4/2015 đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện quan tâm, tập trung chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung như:
- Thông báo rộng rãi kết quả giám sát mầm bệnh (do Chi cục Thú y thực hiện) để người nuôi tôm trong huyện, xã biết và chủ động phòng ngừa (lưu ý người nuôi tại các khu vực có mẫu nhiễm đốm trắng cần hạn chế việc lấy nước vào ao, trường hợp cần thiết phải bổ sung nước cho ao nuôi thì phải xử lý diệt mầm bệnh một cách triệt để);
- Triển khai việc cấp sổ theo dõi nuôi thủy sản cho hộ nuôi tôm, tăng cường giám sát tình hình tôm nuôi và dịch bệnh để hợp tác với cơ quan chuyên môn trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong vận chuyển tôm giống nhập vào địa bàn huyện nhằm hạn chế việc lây lan mầm bệnh.
- Khuyến cáo người nuôi tạm thời chưa nên thả nuôi tôm trong thời gian này cho đến khi tình hình ổn định trở lại.
Có thể bạn quan tâm

Xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo có 2.300ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Hầu hết diện tích rừng nằm trong khu vực phòng hộ sông Đà nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường sống con người... Những năm qua xã Mường Mùn luôn xác định bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và nhân dân trên địa bàn.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, những năm qua, huyện Điện Biên Đông luôn nỗ lực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) cho người dân. Thông qua các hình thức chuyển giao đào tạo, bồi dưỡng; trực tiếp hướng dẫn nông dân áp dụng KHKT vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn... Đó là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau quả trong năm 2014 có khả năng đạt mức hơn 1,4 tỷ USD, con số cao nhất từ trước cho đến nay. Dự báo sẽ có làn sóng nhập khẩu lớn từ thị trường Việt Nam trong những năm tới sẽ là cơ hội cho nông dân và doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản.

Thiếu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện đang là khó khăn lớn đối với sự phát triển của các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh, nhất là HTX nông nghiệp. Trong khi đó, hàng hóa cung ứng chưa đạt chất lượng đồng đều, sự thiếu năng động của các HTX cũng là khó khăn rất lớn cho việc liên kết tiêu thụ nông sản hiện nay.

Theo Hội Nông dân TP.Sa Đéc, Dự án trồng hoa kiểng do Trung ương Hội Nông dân đầu tư đã giải ngân cho 50 hộ dân trồng hoa, mỗi hộ từ 10 đến 20 triệu đồng. Với số vốn vay được, nhiều hộ đã đầu tư mở rộng diện tích trồng hoa kiểng, có nguồn vốn mua thêm nguyên, vật liệu sản xuất.