Tiền Giang Kêu Gọi Đầu Tư Vào 5 Dự Án Nông Nghiệp, Nông Thôn

Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL trong khuôn khổ MDEC - Sóc Trăng 2014, tỉnh Tiền Giang kêu gọi đầu tư vào 5 dự án nông nghiệp, nông thôn với số tiền 1.000 tỷ đồng.
Theo đó, Dự án 1: Các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, hàng nông sản tại xã Thanh Hòa và Long Khánh (thị xã Cai Lậy), với tổng diện tích 50 ha, vốn đầu tư 300 tỷ đồng để chế biến các sản phẩm từ gạo, rau màu, trái cây các loại.
Dự án 2: Chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp tại xã Thạnh Hòa (huyện Tân Phước), tổng diện tích 200 ha, sản lượng dự kiến 146,7 ngàn tấn, vốn đầu tư 100 tỷ đồng nhằm mục tiêu cải tiến, nâng cao chất lượng giống vật nuôi, tạo ra những giống mới năng suất, giá trị kinh tế cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu Việt Nam; tạo ra sản phẩm đồng nhất, tránh gây ô nhiễm môi trường, dễ kiểm soát trong chăn nuôi.
Dự án 3: Cảng cá Vàm Láng kết hợp trú bão, xã Kiểng Phước (huyện Gò Công Đông), diện tích 14 ha, tổng vốn đầu tư 265 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là tiếp nhận, sơ chế, bảo quản và phân phối các sản phẩm thủy sản đánh bắt, cung ứng các dịch vụ hậu cần nghề cá cho tàu thuyền đánh bắt; tạo điều kiện cho tàu thuyền đánh bắt trong khu vực vào neo đậu tránh trú bão.
Dự án 4: Các nhà máy chế biến hàng nông, thủy sản tại xã Bình Tân (huyện Gò Công Tây), tổng diện tích 30 ha, vốn đầu tư 200 tỷ đồng để chế biến các sản phẩm từ gạo, rau màu, vật nuôi cho xuất khẩu; chế biến sản phẩm từ dừa, trái cây các loại; chế biến các sản phẩm từ thủy sản nuôi trồng.
Dự án 5: Nhà máy chế biến súc sản xuất khẩu, xã Bình Ninh (huyện Chợ Gạo) với diện tích 2 ha, tổng vốn đầu tư 135 tỷ đồng nhằm cung cấp các sản phẩm súc sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho chăn nuôi.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201411/tien-giang-keu-goi-dau-tu-vao-5-du-an-nong-nghiep-nong-thon-556700/
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã sản xuất được nhiều loại giống lúa gắn mác chất lượng cao, song thu nhập của người trồng lúa vẫn rất thấp. Nguyên nhân được nhìn nhận ban đầu là do khâu sản xuất giống, thu mua và xuất khẩu còn nhiều bất cập.

Bọ xít đen (Black rice bug) là loại dịch hại ít quan trọng ở Việt Nam. Theo ghi nhận, bọ xít đen đơi khi xuất hiện và gây hại trong vụ HT vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng.

Hầu hết địa phương đã cấp phép ồ ạt, hoặc làm ngơ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hàng loạt cơ sở chế biến ngay trên vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp có trước đã đầu tư và quản lý theo hệ thống, dẫn đến tổng công suất chế biến cao hơn nhiều lần so với khả năng cung ứng nguyên liệu.

Thôn 3, xã Tân Lập (Kon Rẫy) bị thiệt hại lớn nhất với 40ha lúa bị phá rụi. Mật độ ốc gây hại trung bình 20-25 con/m2; cá biệt lên đến 30-40 con/m2. Chính quyền địa phương nhiều nơi đã xuất kinh phí dự phòng hỗ trợ cho người dân bắt ốc.

Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết, từ cuối năm 2013 đến nay, trang trại của ông phối hợp với Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang đã xuất sang Nhật Bản hơn 12 triệu trứng cút đóng lon, với giá cao hơn thị trường nội địa khoảng 20%.