Tiêm Phòng Dịch Bệnh Được Đẩy Mạnh

Đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng bệnh phát sinh thành dịch trên đàn gia súc, gia cầm do bà con nông dân đã chủ động tiêm phòng các loại bệnh dễ bị lây nhiễm cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm...
Trong những tháng đầu năm, cơ quan chức năng đã tổ chức tiêm phòng các loại bệnh đợt II cho đàn heo, trâu, bò. Trong đó, tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho heo, trâu, bò là trên 66.000 con; tiêm lở mồm long móng cho đàn heo, trâu, bò là 13.000 con. Đối với bệnh tai xanh, đã tiêm cho 16.000 con heo; tiêm dịch tả cho đàn heo 62.000 con. Riêng tiêm phòng cúm gia cầm đợt II cho vịt, gà là 3,2 triệu con.
Ngoài ra, ngành chức năng cũng đã thực hiện tốt khâu cấp sổ quản lý đối với các đàn vịt chạy đồng nhằm kiểm soát dịch bệnh. Tính từ đầu năm đến nay, ngành chức năng đã cấp được gần 2.200 sổ.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi bò sữa đang ngày càng phát triển ở xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi (TP.HCM). Tuy nhiên, do không có quy hoạch vùng nuôi, không có hệ thống xử lý chất thải nên việc nuôi bò sữa đang khiến xã này ô nhiễm nghiêm trọng.

Kết quả, các hộ thu hoạch được 6 tấn tinh bột, bán với giá 70.000 đồng/kg. Trừ mọi chi phí, nông dân còn thu được trên 300 triệu đồng/ha. Việc trồng cây sắn dây đang được người dân huyện Sa Thầy tiếp tục nhân rộng.

Hệ thống tưới nước bằng béc tiết kiệm cho chị Thu đến 30% nước tưới, 40% tiền điện, giảm được 70% nhân công lao động.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đời sống người dân, nhất là nông dân ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam) đang giàu lên.

Nông dân huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) hiện đang bước vào vụ thu hoạch lúa ĐX 2013-2014. Mặc dù năm nay năng suất lúa cao hơn mọi năm, nhưng bà con vẫn buồn thiu vì giá lúa liên tục giảm.