Mưa lớn kéo dài hoành hành lúa đông xuân

Lúa bị ngập úng do mưa lớn kéo dài
Phóng viên ghi nhận tại các địa phương đã xuống giống như: xã Thường Phước 1, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B lúa bị ngập úng, nông dân phải sạ lại nhiều lần.
Đây là những khu vực có địa hình thấp nên thường đọng nước sau mỗi lần mưa.
Nông dân Trần Văn Tháng ngụ ấp 1, xã Thường Phước 1, cho hay: “Do trời mưa kéo dài, tôi bị thiệt hại 25 công đất mới sạ.
Chi phí xuống giống khoảng 400.000 đồng/công, nông dân khó có lời trong vụ đông xuân”.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện, trên địa bàn huyện có hơn 1.100ha lúa mới xuống giống bị thiệt hại.
Trước mắt, ngành nông nghiệp huyện chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp tăng cường công suất các máy bơm điện phục vụ bơm tiêu úng đối với diện tích bị ngập úng, tránh gây thất thoát cho nông dân, đồng thời tại các ruộng lúa, nông dân tích cực đào rãnh thoát nước ra đường nước của hợp tác xã để hạn chế thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 300 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) - chủ yếu là tôm, cá - tại thôn Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa (Tuy Phước - Bình Định) bị nhiễm phèn nặng nên người NTTS tại đây thường xuyên rơi vào cảnh mất mùa, thua lỗ.

Theo Sở NN&PTNT, tình hình xuống giống vụ lúa - tôm của nông dân hiện gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng thời tiết không thuận lợi, xâm nhập mặn…

Sau khi thu hoạch xong tôm vụ 2, nhiều gia đình ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vẫn tiếp tục đầu tư nuôi tôm vụ 3, với kỳ vọng tôm sẽ tăng giá trở lại.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 16/2015/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 4 năm 2015 (Có hiệu lực từ ngày 10/10/2015) quy định về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản. Nội dung cụ thể như sau:

Ngày 9-11, Sở NN-PTNT đã chủ trì phối hợp với các Sở TN-MT, GT-VT, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, UBND TP. Vũng Tàu, UBND TP. Bà Rịa… tổ chức điều tra, khảo sát, bố trí sắp xếp khu nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu).