Nghiên cứu, lai tạo giống cây trồng cho nông dân

Hàng trăm giống cây trồng được lưu giữ nguồn gene
Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng đang bảo tồn nguồn gene cây trồng quý gồm:
20 giống khoai tây, 5 giống dâu tây, 38 giống hoa cẩm chướng, 36 giống hoa cúc, 20 giống hoa đồng tiền, 20 giống hoa địa lan, ngàn sao, sao tím, hồng môn, dạ yến thảo, 31 giống hoa địa lan với trên 33.000 cây và một số giống hoa có giá trị khác như phong lan, Mintonia, Odonto, phong lan rừng…
Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm đã đạt những kết quả quan trọng như: nghiên cứu được phương pháp lai, thu hạt lai, bảo quản, xử lý hạt, gieo, ươm mầm, chăm sóc cây con và phát hiện nhiều cá thể có tính trạng tốt.
Cụ thể, tiến hành lai tạo 9 tổ hợp hoa địa lan, đã phát hiện 4 tổ hợp có kiểu hình cây, hoa nổi trội; trồng được 1.200 cây hoa đồng tiền lai, trong đó đã xác định được 50 cá thể có kiểu hình, màu sắc hoa khác biệt; lai tạo 12 tổ hợp dâu tây, trồng 2.350 cây lai…
Đặc biệt, trong 10 năm Trung tâm đã nuôi cấy mô, cung cấp cho nông dân những giống cây sạch bệnh từ 700 ngàn cây lên 3 triệu cây và ứng dụng trong sản xuất từ 4 chủng loại tăng lên 65 chủng loại…
Nuôi cấy mô thực vật tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng
Hiệu quả từ nghiên cứu, ứng dụng…
Trung tâm đã đưa vào hoạt động toàn bộ dự án “Nâng cao năng lực sản xuất giống rau, hoa và dâu tây theo hướng nông nghiệp công nghệ cao”.
Đồng thời đã thực hiện các đề tài cấp tỉnh như: “Khảo sát quy trình sản xuất rau an toàn trên cây pố xôi, hành, cần tây”;
“Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào thiểu số tại xã Lát (huyện Lạc Dương)”;
“Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển trong nhân giống invitro các giống hoa lan lai”; “Nghiên cứu khả năng nhân giống và đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của giống dâu tây Sachinoca Nhật Bản mới di nhập tại Lâm Đồng”.
Trung tâm còn xây dựng các mô hình trồng dâu tây Akihime ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; trồng khoai tây, rau, hoa tại huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và Đà Lạt; khảo nghiệm tập đoàn các giống hoa hồng môn; giống địa lan; phong lan, cây cảnh các loại; nghiên cứu chế phẩm EM và chế phẩm Tricoderma trong xử lý mụn xơ dừa;
Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống hoa lan lai Cymbidium, odontoglossum, Mintonia;
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc hoa dạ yến thảo; khảo nghiệm hoạt tính trừ nấm bệnh và khả năng kích thích sinh trưởng của hoạt chất Chitosan trên cây mạ cẩm chướng…
Bên cạnh đó, nhiều thực nghiệm khoa học do Trung tâm tự triển khai như:
Khảo sát hoạt tính diệt sên nhớt bằng bã sinh học; nhân giống hồng môn mini bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật; nâng cao tỷ lệ sống của dâu tây cấy mô giai đoạn sau ống nghiệm; phương pháp tỉa bỏ chồi lá trong kỹ thuật sản xuất khoai tây bi giống trái vụ; tác dụng ban đầu của chế phẩm Trichoderma trên hoa cẩm chướng và cải bắp;
Các biện pháp nhân giống Atisô trong phòng thí nghiệm và chăm sóc ở giai đoạn mạ; chế độ dinh dưỡng cho cây giống hoa cẩm chướng ở giai đoạn mạ;
Ứng dụng một số phương pháp kỹ thuật nhằm hạn chế bệnh sưng rễ trên cây cải bắp trồng ngoài đồng ruộng; nghiên cứu bệnh xì mủ và thối trái dâu tây…
Ngoài ra, Trung tâm thực hiện hiệu quả đề tài cấp cơ sở gồm: nhân giống invitro cây hoa trạng nguyên đỏ, ứng dụng đèn LED trong nhân giống Invitro hoa đồng tiền…
Đến đầu năm 2016, Trung tâm tiếp tục Nghiên cứu lai tạo giống hoa địa lan và giống hoa đồng tiền tại Đà Lạt.
Có thể bạn quan tâm

Trong không khí của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về xã Phương Viên - một xã còn gặp nhiều khó khăn của huyện miền núi Hạ Hòa (Phú Thọ) để tìm hiểu về trang trại chăn nuôi lợn thịt lớn nhất nơi đây. Đó là mô hình chuồng trại chăn nuôi lợn thịt trị giá hơn 4 tỷ đồng mỗi năm của gia đình anh Nguyễn Đình Vân ở khu 9.

Để hạn chế dịch bệnh phát sinh thì chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học là phương pháp hiệu quả và an toàn hơn hết. Sau đây là một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm.

Mới 8 giờ sáng, trời đổ nắng gay gắt. Cả một vùng đất rộng lớn từ hồ Thành Sơn (xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), đến đầu thôn Đồng Dày (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) cây cỏ khô héo, chuyển sang vàng. Giữa mênh mông nắng hạn, chỉ thấy nhấp nhô một màu trắng của những đàn cừu đang gặm cỏ.
Nghề nuôi chim yến trong nhà đã hình thành và đang phát triển với nhiều triển vọng, được cộng đồng rất quan tâm.

Hơn 40 năm "bén duyên" trên vùng đất phù sa màu mỡ của cù lao Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), cây sầu riêng đã giúp nhiều nông dân trở thành triệu phú nhờ chuyên canh loại cây trồng đặc sản này, điển hình như ông Dương Văn Đây (sinh năm 1955), ngụ ấp Long Quới, nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh.