Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiềm Năng Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Long Định 1 Trên Đất Thanh Hóa

Tiềm Năng Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Long Định 1 Trên Đất Thanh Hóa
Ngày đăng: 30/07/2014

Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm mô hình giống cây thanh long ruột đỏ Long Định 1 (RĐLĐ1) trên đất Thanh Hóa.

Giống cây ăn quả này được đưa về trồng thử nghiệm tại tỉnh ta từ năm 2010 với 9 hội viên. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 400 hộ gia đình trồng thanh long RĐLĐ1 với tổng diện tích 72,4 ha, 79.632 trụ, trong đó có 42 hộ trồng quy mô hơn 500 trụ trở lên. Các địa phương trồng thanh long RĐLĐ1 quy mô tập trung như: Thạch Thành, Hà Trung, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn.

Theo tính toán, mỗi ha thanh long RĐLĐ1 đầu tư trung bình từ 150 đến 175 triệu đồng, từ năm thứ 2 cây đã cho thu hoạch khoảng 180 triệu đồng/ha/năm; năm thứ 4 trở đi có thể cho thu hoạch tới 700 triệu đồng/ha/năm và cho khai thác tối đa tới 20 năm. Trong 2 năm 2012, 2013, một số vườn thanh long đã cho thu hoạch vụ quả đầu với sản lượng khoảng 120 tấn, giá bán trung bình từ 25-30.000 đồng/kg, giá trị đạt 3,3 tỷ đồng.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp nghiên cứu quy trình kỹ thuật  để tạo ra những sản phẩm thanh long chất lượng; đồng thời nghiên cứu phương án tiêu thụ sản phẩm khi tiếp tục mở rộng diện tích, hướng tới xây dựng thương hiệu thanh long Thanh Hóa trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Để con cá tra có thể làm giá Để con cá tra có thể làm giá

Với những ưu điểm vượt trội như: hàm lượng dinh dưỡng cao, giá bán cạnh tranh, phù hợp với khẩu vị nhiều người tiêu dùng... nên con cá tra Việt Nam được các nhà nhập khẩu quốc tế nhận định là "loại thực phẩm tuyệt vời".

29/05/2015
Ồ ạt nuôi cá sấu ở Đồng Nai Ồ ạt nuôi cá sấu ở Đồng Nai

Hiện, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có gần 240 cơ sở nuôi cá sấu với tổng đàn hơn 109 ngàn con, chủ yếu các hộ nuôi loại cá sấu Xiêm và phần lớn tập trung nuôi ở khu vực gần sông, hồ... Đằng sau sự phát triển “nóng” nuôi loại cá hung dữ này với mục đích làm thương phẩm, còn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại.

29/05/2015
Xuất hiện dịch bệnh trên tôm nuôi ở Móng Cái (Quảng Ninh) Xuất hiện dịch bệnh trên tôm nuôi ở Móng Cái (Quảng Ninh)

Theo tin từ Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT), trước tình hình tôm nuôi tại Móng Cái (Quảng Ninh) có hiện tượng chết rải rác, ngày 20-5, chi cục đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh.

29/05/2015
Bắc Giang hỗ trợ 12 cơ sở sản xuất cá giống Bắc Giang hỗ trợ 12 cơ sở sản xuất cá giống

Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang) đang phối hợp với Trung tâm Tư vấn thiết kế và Chuyển giao công nghệ thủy sản (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) lựa chọn, cung ứng 1,5 tấn cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn nhân giống cho 12 cơ sở sản xuất cá giống ở các huyện: Lạng Giang, Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hòa và TP Bắc Giang.

29/05/2015
Trồng mắc ca vì sao Úc chê, Việt Nam hăm hở? Trồng mắc ca vì sao Úc chê, Việt Nam hăm hở?

Tại sao cây mắc ca tốt như thế mà diện tích trên thế giới chỉ 80.000 ha? GS. Hoàng Hòe cho biết, ông đã đi nhiều nơi và không có chỗ nào tốt, thuận lợi với cây mắc ca như ở Tây Nguyên Việt Nam.

29/05/2015