Tiềm Năng Cho Cá Tra Việt Tại Canađa

Với xu thế tiêu dùng sản phẩm thủy sản tăng cao, dự báo thị trường Canada ngày càng có nhu cầu cao về nhập khẩu các sản phẩm như cá tra, tôm. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội mở rộng thị phần cũng như tìm kiếm thêm thị trường, không quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ, EU hay Nhật Bản.
Số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy, xuất khẩu cá tra sang Canađa từ 1/1/2014 đến 15/9/2014 đạt giá trị 28,9 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2013. Cá tra Việt Nam hiện là mặt hàng được nhập khẩu và tiêu thụ nhiều nhất trong nhóm hàng phile cá thịt trắng đông lạnh được nhập khẩu vào thị trường này.
Giá xuất khẩu phile cá tra đông lạnh Việt Nam Canađa cũng tăng cao hơn năm ngoái tạo niềm tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, cho thấy Canađa có nhu cầu cao về một số mặt hàng cá tuyết của Việt Nam như cá tuyết haddock và cá tuyết cod khi giá trị xuất khẩu của Việt Nam với các mặt hàng này hiện đứng ở vị trí thứ hai.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Canađa, đây là thị trường tự do có phong cách tiêu dùng tương đồng với thị trường Mỹ nên cơ hội tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản nói chung và cá tra nói riêng rất lớn, bởi thị trường này không quá khắt khe như Mỹ.
Đối với người tiêu dùng Canađa, dinh dưỡng, độ an toàn, tính tiện lợi và tính bền vững là những tiêu chí hàng đầu đánh giá chất lượng thủy sản, nhất là với thủy sản đông lanh. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm chất lượng cao.
Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường tiềm năng này, các nhà xuất khẩu không những phải nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh mà cần có chiến lược tiếp thị bài bản. Đặc biệt lưu ý đến nhãn mác hàng hóa, thời gian và điều kiện giao hàng, giá cả, khả năng cung ứng hàng.
Ở khía cạnh khác, ông David Devine- Đại sứ Canađa tại Việt Nam- cho hay: Với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 500 tỷ USD mỗi năm, Canađa cũng là một thị trường cạnh tranh hết sức khốc liệt. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý dù xảy ra một thất bại nhỏ, người mua hàng cũng sẽ nhanh chóng chuyển sang nhà cung cấp khác.
Các sản phẩm tươi và đông lạnh như cá tra, tôm đang được người tiêu dùng Canađa ưa chuộng hơn nhưng họ cũng tương đối khắt khe về chất lượng do tiêu chuẩn sống cao. Xây dựng lòng tin với khách hàng về sản phẩm cá tra, sản phẩm tôm Việt chất lượng, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm được coi là yếu tố quan trọng trong quá trình doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Canađa.
Có thể bạn quan tâm

Do nắng hạn khốc liệt, mạch nước ngầm lại bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nghiêm trọng nên vụ hè thu này nhiều diện tích lúa ở thôn Hà Thuận và Trà Đông (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên) phải bỏ hoang. Những chân ruộng may mắn gieo sạ được thì lúa non cũng đang chết héo dần vì không có nguồn nước tưới…

Để đạt mục tiêu đề ra, những tháng còn lại của năm cần tăng cường thu hoạch tôm nuôi gắn với khai thác biển để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho chế biến. Bên cạnh đó, cần tăng cường khả năng chế biến sản phẩm thuỷ sản các loại để xuất khẩu cũng như đẩy mạnh xuất khẩu gắn với xử lý dứt điểm hàng tồn kho.

Ngày 22/11/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo Hội Nghề cá Việt Nam và Tạp chí Thủy sản Việt Nam tổ chức trao tặng Danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba – 2014” nhằm ghi nhận thành tích, khơi dậy ý thức trách nhiệm của nông dân, ngư dân, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà khoa học, nhà quản lý đang tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản.

Quy hoạch vùng trồng cỏ, ngô và các loại cây ngắn ngày khác cung cấp khoảng 30.000 tấn thức ăn/năm; vốn đầu tư dự kiến: 250 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án hoàn thành trồng trọt vùng nguyên liệu 120 ha trong 16 tháng kể từ ngày được giao đất và bắt đầu xây dựng trang trại vào năm 2018.

Theo số liệu thống kê từ Trạm thủy sản thị xã Ngã Bảy, hiện trên địa bàn thị xã Ngã Bảy còn 89 hộ nuôi cá tra thương phẩm với diện tích mặt nước ao nuôi 51ha. Trong đó diện tích đã được thu hoạch trong hơn 10 tháng đầu năm nay là 42ha, với tổng sản lượng trên 11.000 tấn.