Thành Công Từ Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi ở huyện Thới Bình (Cà Mau) những năm qua luôn được duy trì và phát triển tốt, trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn, thu hút hàng ngàn hộ nông dân tham gia. Trong đó, hội viên nông dân Trương Văn Phương, ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, là một điển hình.
Từ khi chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm, gia đình anh Phương cũng như bao gia đình khác khấp khởi thực hiện và hy vọng con tôm sẽ giúp gia đình thay đổi cuộc sống. Do thấy nuôi tôm quảng canh cải tiến cho lợi nhuận và năng suất cao so với nuôi tôm truyền thống, vậy là anh chọn mô hình này để thực hiện ước mơ đổi đời.
Giai đoạn đầu do chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên hiệu quả đem lại không cao, nhưng anh không hề nản chí mà vẫn tiếp tục duy trì và học hỏi thêm ở bà con đi trước và tích cực tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện, tỉnh tổ chức, nghiêm túc áp dụng vào thực tế.
Trước khi bước vào vụ nuôi tôm, anh cho sên vét, vệ sinh vuông nuôi, tu sửa lại bờ bao, phơi đất đến khi đất nứt chân chim, sau đó bón vôi đá và vôi nông nghiệp. Khi bơm nước vào vuông phải qua lưới lọc và chỉ lấy mực nước ở mức 1,4 m dưới mương và 0,6 m trên trảng.
Sau 3 ngày tiến hành diệt khuẩn bằng lodine, 3 ngày tiếp theo bón phân gây màu nước bằng DAP thường thì vào lúc 6-8 giờ sáng, 5 ngày sau kiểm tra lại các yếu tố môi trường. Cụ thể, độ mặn 10-20 phần ngàn, pH 7,5-8,5, độ kềm 80-160 mg/l, độ trong 30-40, màu nước nên nhạt hoặc màu trà (vì anh cấy vi sinh). Khi tất cả các yếu tố môi trường đều thích hợp anh mới tiến hành thả giống.
Với diện tích nuôi 1 ha, anh thả 40.000 con giống, sau 2 tháng tiếp tục thả nối thêm 40.000 con. Sau hơn 5 tháng thu hoạch, năng suất khoảng 800 kg/ha, mang về cho gia đình anh 124.390.000 đồng sau khi đã trừ chi phí.
Có thể bạn quan tâm

Về xã Tân Ước (huyện Thanh Oai, Hà Nội) hỏi thăm tình hình chăn nuôi sẽ được người dân ở đây chỉ ngay đến ông Long "chung cư lợn". Ông có cái tên như vậy bởi ông là người đầu tiên ở khu vực (mà cũng là người đầu tiên trên địa bàn thành phố) mạnh dạn thay đổi phương thức chăn nuôi, đưa lợn lên nuôi ở tầng cao nhằm tiết kiệm diện tích, giảm chi phí trong chăn nuôi.

Cùng với việc quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung đạt diện tích 10.000 ha đến năm 2015, tỉnh Cà Mau chú trọng mở rộng quy mô nuôi tôm theo quy trình VietGAP tại các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển. Phát triển nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP, nhằm mục tiêu năng cao nâng suất, chất lượng mặt hàng thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá mú ở đầm Cù Mông (TX Sông Cầu) phát triển mạnh đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có hộ thu nhập khá. Tuy nhiên, do người nuôi không tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi với mật độ quá dày, không thường xuyên vệ sinh lồng, bè nuôi… đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi ngày càng trầm trọng và xảy ra dịch bệnh.

Nhằm giúp nông ngư dân nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật trong nghề ươm, nuôi cua biển trong ao vùng triều, năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã thực hiện mô hình ương cua bột lên cua giống, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, với qui mô 200 mét vuông.

Vụ đông xuân và hè thu năm 2013, toàn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) xuống giống được 3.687ha hoa màu, trong đó nhiều nhất là khoai lang với diện tích 2.180ha, chiếm gần 60% diện tích hoa màu toàn huyện, cao hơn cùng kỳ năm 2012 là 136ha.