Tích cực tuyên truyền ý nghĩa Quỹ Hỗ trợ nông dân

Bà Lê Thị Kim Mai - Chủ tịch Hội ND tỉnh đã báo cáo Phó Chủ tịch Lại Xuân Môn và đoàn công tác về tình hình thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư và Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, đến nay nguồn vốn Quỹ HTND các cấp trên địa bàn tỉnh đạt hơn 30 tỷ đồng, riêng nguồn vốn tỉnh quản lý là 21,5 tỷ đồng, đã giải ngân cho trên 3.000 hộ vay đầu tư phát triển kinh tế.
Trong 5 năm (2011 - 2015), Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND tỉnh đã trực tiếp mở 58 lớp dạy nghề ngắn hạn cho hơn 2.000 hội viên ND; 88 lớp tập huấn nghề ngắn hạn cho hơn 8.000 lượt người…
Phó Chủ tịch Thường trực BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn ghi nhận, đánh giá cao sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định, sự nỗ lực của Hội ND tỉnh trong thực hiện kết luận 61 của Ban Bí thư và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn đề nghị, trong thời gian tới Hội ND tỉnh cần tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ ND;
Cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, hội viên, ND để thực hiện có hiệu quả hơn nữa Kết luận 61 và Quyết định 673, nhất là hiểu rõ ý nghĩa của Quỹ HTND; vận động hội viên, ND tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ…
Trước đó, ngày 1.11, Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn và đoàn công tác của T.Ư Hội NDVN đã đến làm việc tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND; thăm một số ND sản xuất giỏi trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Có thể bạn quan tâm

Ở ĐNA, Thái Lan là nước đã vươn lên nhóm II. Việt Nam mặc dù vẫn nằm trong nhóm III nhưng đã tiệm cận nhóm II, nếu có những cú hích mạnh thì hi vọng trong 3-5 năm tới có thể tạo được đột phá để vươn lên nhóm II. Dù vậy, nếu chỉ nhờ vào tăng năng suất cũng khó có thể vươn lên nhóm II nếu không có các giải pháp khác.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Hiện nay hầu hết nông sản ngoài thị trường qua xét nghiệm mức độ đảm bảo tương đối cao (trên 90%), song vẫn chưa được người tiêu dùng thật sự yên tâm, tin tưởng. Vì vậy, việc xây dựng thành công chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn, hai mặt hàng quan trọng nhất hiện nay cho Hà Nội có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Nói chuyện đi gặt thuê, cắt lúa mướn ai cũng nghĩ trăm đường cơ cực. Dậy từ nửa đêm, cơm đùm cơm nắm, lỉnh kỉnh đòn xóc, quang gánh, tối về đã nhọ mặt người. Chuyện đó mới độ chục năm, giờ nghe đã như cổ tích, nhất là với đội quân cắt lúa thuê bằng máy...

Ngày 16-9-2014, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức lễ công bố và trao nhãn hiệu chứng nhận “Cá thát lát Hậu Giang” do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ độc quyền cho Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Hậu Giang.

Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ngư dân kỳ vọng có thêm điều kiện để đầu tư đóng mới, nâng cấp và cải hoán tàu cá vươn khơi bám biển dài ngày hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay hầu hết ngư dân vẫn còn băn khoăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này.