Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Đạo Ôn Cổ Bông Hại Lúa

Đến tại thời điểm giữa tháng 4-2014 lúa đông- xuân đã làm đòng, một số nơi trổ rải rác. Thời gian qua bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa phát triển khá mạnh, diện tích bị nhiễm trên 500 ha.
Hiện nay thời tiết bắt đầu nắng ấm, sáng sớm có sương, nhiều nơi mưa nhỏ rải rác rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát triển gây hại trên diện rộng, đặc biệt trên các giống lúa Xi 23, IR 353, IR 28, P6, AC5..., những ruộng lúa đã bị đạo ôn lá trước đây.
Chi Cục Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông như sau:
Phun thuốc vào giai đoạn lúa trổ, thời gian phun 2 lần: lần 1 trước lúc lúa trổ 5-7 ngày, lần 2 sau trổ 5-7 ngày. Sử dụng một trong các loại thuốc sau đây:
FUJI - ONE 40 EC, liều dùng 60-70 ml thuốc pha với 20-30 lít nước;
FUJI - ONE 40WP, liều dùng 34-51 g thuốc pha với 20-30 lít nước;
FILI A 525 SE, liều dùng 20-30 ml thuốc pha với 20-30 lít nước;
BEAM 75WP, liều dùng 15-20 g thuốc pha với 20-30 lít nước;
Các lại thuốc trên đều sử dụng cho 500 m2, lưu ý phun thuốc ướt đều trên mặt lá và không trộn lẫn với các loại phân bón khác, tránh lúc trời mưa.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phía Bắc triển khai thí điểm xây dựng mô hình "Cánh đồng mẫu lớn.”

Hưng Xá (Hưng Nguyên - Nghệ An) có trên 330 ha đất tự nhiên, trong đó 170 ha đất sản xuất nông nghiệp, trên 70 ha màu. Trước đây, trên vùng màu, đa số bà con trồng ngô, lạc hoặc cây đậu tương song hiệu quả không cao. Cộng vào đó là điều kiện thời tiết bất thường nên nhiều năm bà con không có thu hoạch.

Với những lợi thế như thời gian sinh trưởng ngắn, tận dụng dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, không mất nhiều thời gian chăn thả và thị trường tiêu thụ rộng lớn... nuôi dê đang là một hướng đi mới giúp bà con nông dân ở thôn Phước Sơn, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng vươn lên thoát nghèo.

“Chăm sóc cây mai vàng xem ra không khó, nhưng để có một cây mai đẹp, vừa ý khách hàng, trổ hoa đúng vào dịp Tết là đều không đơn giản đối với người làm mai”. Đó là lời tâm sự của ông Nguyễn Văn Định ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành (Chợ Lách) người có hơn 20 năm gắn bó với cây mai vàng.

Năm 1997, Nông trường Lam Sơn (nay là Cty TNHH MTV Lam Sơn, gọi tắt là Cty Lam Sơn) đầu tư trồng hàng trăm ha cao su tại huyện miền núi Ngọc Lặc và Thọ Xuân (Thanh Hóa). Nay cây cao su đã 15 năm tuổi song lượng mủ chỉ lèo tèo thu vài ba cân/ha/ngày khiến nảy sinh mâu thuẫn giữa Cty với hộ dân.