Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Đạo Ôn Cổ Bông Hại Lúa

Đến tại thời điểm giữa tháng 4-2014 lúa đông- xuân đã làm đòng, một số nơi trổ rải rác. Thời gian qua bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa phát triển khá mạnh, diện tích bị nhiễm trên 500 ha.
Hiện nay thời tiết bắt đầu nắng ấm, sáng sớm có sương, nhiều nơi mưa nhỏ rải rác rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát triển gây hại trên diện rộng, đặc biệt trên các giống lúa Xi 23, IR 353, IR 28, P6, AC5..., những ruộng lúa đã bị đạo ôn lá trước đây.
Chi Cục Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông như sau:
Phun thuốc vào giai đoạn lúa trổ, thời gian phun 2 lần: lần 1 trước lúc lúa trổ 5-7 ngày, lần 2 sau trổ 5-7 ngày. Sử dụng một trong các loại thuốc sau đây:
FUJI - ONE 40 EC, liều dùng 60-70 ml thuốc pha với 20-30 lít nước;
FUJI - ONE 40WP, liều dùng 34-51 g thuốc pha với 20-30 lít nước;
FILI A 525 SE, liều dùng 20-30 ml thuốc pha với 20-30 lít nước;
BEAM 75WP, liều dùng 15-20 g thuốc pha với 20-30 lít nước;
Các lại thuốc trên đều sử dụng cho 500 m2, lưu ý phun thuốc ướt đều trên mặt lá và không trộn lẫn với các loại phân bón khác, tránh lúc trời mưa.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện Mỹ là thị trường tiêu thụ rau, quả lớn thứ tư của Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết trái cây Việt Nam mới chỉ cung ứng cho bộ phận người Châu Á, chưa xâm nhập rộng được vào thị trường này. Thêm nữa, việc đồng ý cho vải, nhãn vào thị trường Mỹ chỉ là bước đầu, còn việc hai loại trái cây này có thể vào được và tồn tại trên thị trường đầy thách thức này là cả vấn đề.

Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh trong 9 loại cây trồng ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định. Tính đến nay, Bình Thuận có trên 23.000 ha thanh long với sản lượng thu hoạch 600.000 tấn/năm. Bên cạnh việc xuất khẩu, trái thanh long Bình Thuận hiện đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong nước, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ chưa nhiều, còn bấp bênh, giá cả không ổn định.

Theo các doanh nghiệp Ấn Độ, Trung Quốc từ chối nhập khẩu gạo non-basmati của Ấn với lý do không đạt được thỏa thuận chung về định mức an toàn vệ sinh. Song, phía thương nhân Ấn khẳng định gạo của nước này có chất lượng khá tốt và họ sẽ đưa ra mức giá hợp lý nếu Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu.

Trong 3 năm trở lại đây bệnh chổi rồng đã phá khoảng 6.000 ha nhãn ở ĐBSCL, ngành nông nghiệp chi hơn 100 tỷ đồng mua thuốc BVTV phòng, chống bệnh nhưng không hiệu quả.

Nhiều năm qua, nông dân vùng ĐBSCL đã không ngừng mở rộng diện tích sản xuất giống lúa IR50404. Và bây giờ, người dân còn ồ ạt sản xuất giống lúa Ma Lâm 202 (ML202).