Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Đạo Ôn Cổ Bông Hại Lúa

Đến tại thời điểm giữa tháng 4-2014 lúa đông- xuân đã làm đòng, một số nơi trổ rải rác. Thời gian qua bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa phát triển khá mạnh, diện tích bị nhiễm trên 500 ha.
Hiện nay thời tiết bắt đầu nắng ấm, sáng sớm có sương, nhiều nơi mưa nhỏ rải rác rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát triển gây hại trên diện rộng, đặc biệt trên các giống lúa Xi 23, IR 353, IR 28, P6, AC5..., những ruộng lúa đã bị đạo ôn lá trước đây.
Chi Cục Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông như sau:
Phun thuốc vào giai đoạn lúa trổ, thời gian phun 2 lần: lần 1 trước lúc lúa trổ 5-7 ngày, lần 2 sau trổ 5-7 ngày. Sử dụng một trong các loại thuốc sau đây:
FUJI - ONE 40 EC, liều dùng 60-70 ml thuốc pha với 20-30 lít nước;
FUJI - ONE 40WP, liều dùng 34-51 g thuốc pha với 20-30 lít nước;
FILI A 525 SE, liều dùng 20-30 ml thuốc pha với 20-30 lít nước;
BEAM 75WP, liều dùng 15-20 g thuốc pha với 20-30 lít nước;
Các lại thuốc trên đều sử dụng cho 500 m2, lưu ý phun thuốc ướt đều trên mặt lá và không trộn lẫn với các loại phân bón khác, tránh lúc trời mưa.
Có thể bạn quan tâm

Đậu đỏ (có nơi gọi đậu gạo) trước đây trồng phổ biến ở các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên). Thế nhưng do ảnh hưởng khí hậu nên loại cây trồng này liên tiếp bị mất mùa, bây giờ ở nhiều nơi không còn bóng dáng cây đậu đỏ.

Từ khi chuyển từ trồng lúa sang trồng màu, Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ấp Đai Tèn, xã Lương Hoà A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã giúp cho nhiều hộ Khmer cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Tiền Giang được mệnh danh là “vương quốc” trái cây. Lợi thế này của tỉnh càng có điều kiện phát triển khi có Viện Cây ăn quả miền Nam đứng chân trên địa bàn. Từ khi thành lập, việc hợp tác giữa Viện và các cơ quan chức năng của tỉnh luôn được quan tâm, gắn bó chặt chẽ, góp phần củng cố, nâng vị thế “vương quốc” trái cây của địa phương.

Sản xuất theo GAP (Good Agricultural Practices) gồm VietGAP, GlobalGAP,…nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản lý cây trồng, dinh dưỡng tổng hợp và chú ý phúc lợi của nông dân sản xuất lúa.

“Dự án trồng cam hữu cơ tại xã Phù Lưu (huyện Hàm Yên) nhằm giúp nông dân sản xuất thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng” - ông Đỗ Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hội nông dân Tuyên Quang chia sẻ.