Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tích cực phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi

Tích cực phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi
Ngày đăng: 29/11/2015

Ngành Thú y tiến hành tiêu hủy heo bị bệnh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh nhằm khống chế ổ dịch, không để lây lan trên diện rộng.

Đến nay, dịch bệnh tai xanh được khống chế và không phát sinh ổ bệnh mới.

Hiện, đàn heo trên toàn tỉnh có khoảng 250.000 con, tập trung chủ yếu ở các huyện: Châu Thành, Tân Trụ, Bến Lức, Cần Giuộc, TP.Tân An...

Trước tình hình dịch bệnh, Chi cục Thú y tỉnh chỉ đạo các huyện kiểm tra, rà soát lại toàn bộ đàn heo và tập trung công tác tiêm phòng bệnh tai xanh, không để dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông nhằm nêu cao ý thức của người chăn nuôi, báo cáo cơ quan chức năng nếu nghi ngờ có dịch bệnh.

Ông Nguyễn Văn Đổi (ấp 4, xã Lương Bình, huyện Bến Lức) chia sẻ: "Đàn heo của gia đình hiện nay có gần 50 con, công tác phòng, chống dịch luôn được thực hiện nghiêm túc, mỗi tuần đều thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.

Ngoài ra, tôi còn trang bị thêm kiến thức về các dịch bệnh để chủ động phòng, chống".

Còn ông Nguyễn Văn Nên (ấp 3, xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ) cho biết: "Gia đình tôi nuôi khoảng 200 con heo.

Trước thông tin tình hình bệnh tai xanh, tôi chủ động phòng, chống, tiêm phòng định kỳ theo lịch khuyến cáo của trạm thú y.

Ngoài ra, tôi còn vệ sinh, khử trùng chuồng trại 2 lần/tuần.

Theo tôi, ngoài sự hỗ trợ của ngành chức năng, người dân cần nâng cao ý thức, kịp thời báo cáo cơ quan chức năng khi phát hiện dịch bệnh, không nên bán ra thị trường và cần chủ động vệ sinh chuồng trại khi tái đàn".

Theo Trưởng trạm Thú y huyện Tân Trụ - Trần Văn Ngộ, hiện tổng đàn heo trên địa bàn huyện khoảng 36.495 con.

Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, huyện tiêm phòng bệnh tai xanh 4.410 liều (vượt chỉ tiêu 3.650 liều).

Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các ngành chức năng tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chủ động trong công tác phòng, chống, nếu xảy ra dịch bệnh thì phải dập dịch, khống chế dịch nhanh chóng, tránh để lây lan trên diện rộng.

Ngoài ra, tiếp tục tiêm phòng vắc-xin lở mồm long móng trên gia súc, vắc-xin phòng, chống dịch tai xanh trên heo, cúm gia cầm...


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng từ mô hình nuôi dê Triển vọng từ mô hình nuôi dê

Gần đây, hội viên nông dân Nguyễn Quốc Thắng, Chi hội Nông dân ấp Bình Lợi, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang chủ động xây dựng mô hình nuôi dê nhốt chuồng quy mô lớn (thí điểm), khởi đầu cho phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi do Hội Nông dân xã phát động.

23/09/2016
Mô hình sản xuất hồ tiêu bền vững Mô hình sản xuất hồ tiêu bền vững

Để giúp người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và từng bước thay thế phương thức canh tác bất hợp lý, đảm bảo tính bền vững, giữ gìn và cải thiện môi sinh nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện Chư Pưh đã triển khai dự án phát triển hồ tiêu bền vững bằng các chế phẩm sinh học.

23/09/2016
Bến Tre: Hiệu quả từ trồng cà chua Picota công nghệ cao Bến Tre: Hiệu quả từ trồng cà chua Picota công nghệ cao

Triển khai từ tháng 11-2015, đến nay, mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua Picota tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã có vụ trái thu hoạch đầu tiên.

23/09/2016
Siêu lợi nhuận từ mô hình 3 trong 1 Siêu lợi nhuận từ mô hình 3 trong 1

Cùng một diện tích đất, chị Hòa Thị Dinh, thôn An Na, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) đã canh tác cùng lúc 3 loại cây trồng. Nhờ cách làm này thu nhập của chị tăng lên gấp 3 lần so với các vườn chỉ trồng thuần cà phê.

26/09/2016
Ngỗ giám đốc và mối duyên nợ với cây lúa Ngỗ giám đốc và mối duyên nợ với cây lúa

Anh Trần Văn Ngỗ, ngụ ấp Thanh Sơn, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) là 1 nông dân năng động. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Ngỗ còn giúp nhiều nông dân khác thoát nghèo, vươn lên khấm khá.

26/09/2016