Tích cực phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi

Ngành Thú y tiến hành tiêu hủy heo bị bệnh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh nhằm khống chế ổ dịch, không để lây lan trên diện rộng.
Đến nay, dịch bệnh tai xanh được khống chế và không phát sinh ổ bệnh mới.
Hiện, đàn heo trên toàn tỉnh có khoảng 250.000 con, tập trung chủ yếu ở các huyện: Châu Thành, Tân Trụ, Bến Lức, Cần Giuộc, TP.Tân An...
Trước tình hình dịch bệnh, Chi cục Thú y tỉnh chỉ đạo các huyện kiểm tra, rà soát lại toàn bộ đàn heo và tập trung công tác tiêm phòng bệnh tai xanh, không để dịch bệnh phát sinh và lây lan.
Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông nhằm nêu cao ý thức của người chăn nuôi, báo cáo cơ quan chức năng nếu nghi ngờ có dịch bệnh.
Ông Nguyễn Văn Đổi (ấp 4, xã Lương Bình, huyện Bến Lức) chia sẻ: "Đàn heo của gia đình hiện nay có gần 50 con, công tác phòng, chống dịch luôn được thực hiện nghiêm túc, mỗi tuần đều thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.
Ngoài ra, tôi còn trang bị thêm kiến thức về các dịch bệnh để chủ động phòng, chống".
Còn ông Nguyễn Văn Nên (ấp 3, xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ) cho biết: "Gia đình tôi nuôi khoảng 200 con heo.
Trước thông tin tình hình bệnh tai xanh, tôi chủ động phòng, chống, tiêm phòng định kỳ theo lịch khuyến cáo của trạm thú y.
Ngoài ra, tôi còn vệ sinh, khử trùng chuồng trại 2 lần/tuần.
Theo tôi, ngoài sự hỗ trợ của ngành chức năng, người dân cần nâng cao ý thức, kịp thời báo cáo cơ quan chức năng khi phát hiện dịch bệnh, không nên bán ra thị trường và cần chủ động vệ sinh chuồng trại khi tái đàn".
Theo Trưởng trạm Thú y huyện Tân Trụ - Trần Văn Ngộ, hiện tổng đàn heo trên địa bàn huyện khoảng 36.495 con.
Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, huyện tiêm phòng bệnh tai xanh 4.410 liều (vượt chỉ tiêu 3.650 liều).
Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các ngành chức năng tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chủ động trong công tác phòng, chống, nếu xảy ra dịch bệnh thì phải dập dịch, khống chế dịch nhanh chóng, tránh để lây lan trên diện rộng.
Ngoài ra, tiếp tục tiêm phòng vắc-xin lở mồm long móng trên gia súc, vắc-xin phòng, chống dịch tai xanh trên heo, cúm gia cầm...
Có thể bạn quan tâm

Với những hiệu quả thiết thực của máy dò cá trong khai thác hải sản, thời gian qua, nhiều ngư dân ở Phú Yên đã đầu tư lắp đặt thiết bị này cho tàu cá của mình, nhờ vậy chi phí đánh bắt giảm, tăng hiệu quả khai thác.

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với huyện Thới Bình tổ chức Hội thảo nhân mô hình liên kết 4 nhà trong thực hiện cánh đồng mẫu lớn lúa – tôm tại xã Trí Lực.

Sáng ngày 18/4, tại cảng Lạch Quèn, xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu - Nghệ An), hàng chục phương tiện tàu thuyền có công suất lớn từ 90 CV trở lên đã về cập bến. Chuyến đánh bắt lần này, ngư dân trúng đậm cá hố.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, hiện nay đang vào chính vụ nuôi tôm, diện tích nuôi tôm công nghiệp trong tỉnh tăng nhanh, đạt gần 9.000 ha, tăng gần 1.500 ha so với cuối năm 2014.

Những năm gần đây, người nuôi thủy sản ở Tiền Giang đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (SX) nhằm đạt năng suất chất lượng, hiệu quả và phát triển theo hướng ổn định bền vững. Đồng hành với sự phát triển đó phải kể đến vai trò rất lớn của hoạt động khuyến ngư, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế của tỉnh.