Thụy Sỹ muốn nhập nông sản Việt Nam

Theo đó, hàng hóa được yêu cầu nhập khẩu bao gồm rau tươi các loại theo mùa, đặc biệt là rau cải, rau thơm, ớt tươi... Đối với hoa quả, Thụy Sỹ có nhu cầu cao về mãng cầu, vải, xoài, chôm chôm... Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ cho biết thêm, để xuất khẩu nông sản vào Thụy Sỹ, các sản phẩm thường phải phù hợp với tiêu chuẩn chung của châu Âu.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2014, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Thụy Sỹ đạt 263 triệu USD. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Thụy Sỹ là hàng đá quý, thủy sản, máy móc, giày dép, cà phê, dệt may, sản phẩm túi xách, ô dù và đồ dùng nội thất… Ngược lại, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Thụy Sỹ là kim loại quý, máy móc thiết bị, phụ tùng, hóa chất, tân dược, sản phẩm và nguyên liệu chất dẻo phục vụ cho sản xuất và gia công hàng hóa trong nước...
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Phú Yên vừa đồng ý việc Sở NN-PTNT lập dự án Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thời gian gần đây, tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do thời tiết bất lợi cộng với dịch bệnh kéo dài, một số nông dân trên địa bàn huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đã bước đầu chuyển đổi sang mô hình nuôi trồng hải sản khác như: nuôi hàu, ghẹ, cá… nhưng nổi bật hơn là mô hình trồng rong nho (hay còn gọi là rong cầu lục bi).

Ông Phan Thanh Sơn ở ấp Quý Thạnh xã Tân Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang được nhiều người dân biết đến bởi sự cần cù, siêng năng, chịu khó. Từ 2 bàn tay trắng, ông đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, một mái ấm gia đình nhiều người mơ ước nhờ nuôi gà nòi thả vườn.

Sau khi Philippines hủy thầu mua 500 ngàn tấn gạo (đợt đấu thầu ngày 27/8) do giá bỏ thầu cao hơn so với giá trần, những tưởng giá lúa gạo ở Việt Nam sẽ giảm. Tuy nhiên, trên thực tế, giá lúa gạo ở nước ta không những không giảm mà vẫn vững ở mức cao.

Trước tình hình bệnh đốm nâu đang gây hại cây thanh long trên diện rộng, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát vừa ra quyết định thành lập Tổ chỉ đạo phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long, do ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV làm Tổ trưởng.