Thủy Sản Việt Nam Học Tập Phần Lan Cách Chọn Cá Giống

Hội thảo góp phần phẩn bổ sung và hoàn thiện công tác chọn giống cá tại hai Quốc gia đặc biệt nâng chất lượng con giống cá tra tại Việt Nam.
Nằm trong khuông khổ chương trình hoạt động của Dự án “Nâng cao năng lực phát triển chọn giống thủy sản tại Việt Nam – Thích ứng với biến đổi khi hậu và phát triển bền vững”, Sáng ngày 17/03/2014 tại Cần Thơ, Viện Nghiên cứu NTTS 1 đã phốp hợp với phía đối tác Phần Lan tiến hành tổ chức hội thảo với chủ đề “Khó khăn và thách thức trong công tác chọn cá tra giống tại Việt Nam”.
Tham gia hội thảo gồm các nhà khoa học Việt Nam (Viện Nghiên cứu NTTS 1,2, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ), lãnh đạo Trung tâm giống các tỉnh ĐBSCL cùng các chuyên gia thủy sản đến từ Phần Lan (Viện nghiên cứu Thủy sản Phần Lan, Cơ quan an toàn thực phẩm, Viện Nông Lương Phần Lan).
Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chọn giống cá tra tại Việt Nam và cá hồi tại Phần Lan. Tại Hội thảo các chuyên gia của 2 nước đã nêu lên lịch sử cùng những khó khăn thách thức trong công tác chọn giống cá tra (Việt Nam) và cá hồi (Phần Lan) đã và đang trải qua.
Từ đó có 2 bên cùng có cái nhìn thấu đáo, rõ ràng hơn, góp phần phẩn bổ sung và hoàn thiện công tác chọn giống tại hai nước đặc biệt là công tác chọn giống cá tra tại Việt Nam.
Theo đại diện lãnh đạo các Trung tâm giống, phần lớn con giống ca tra hiện nay không đạt yêu cầu cho sản xuất. Nguyên nhân chính là do đàn cá bố mẹ không đạt yêu cầu chất lượng.
Nhiều ý kiến cho biết từ quá trình chăm sóc, nuôi vỗ cá bố mẹ đã không đúng yêu cầu kỹ thuật, chưa đạt yêu cần về trọng lượng lại đã được cho sinh sản nhiều lần gây ra tình trạng cận huyết. Ngoài ra trình độ tay nghề của các kỹ thuật viên sản xuất giống còn nhiều hạn chế…
Tất cả những nguyên nhân này đã làm cho tỷ lệ ương cá tra giống hiện nay đạt rất thấp (dưới 10%). Oái oăm thay lại xẩy ra tình trạng con giống chất lượng giảm nhưng có giá bán cao làm gia tăng chi phí rất lớn cho người nuôi.
Tại hội thảo, Chuyên gia thủy sản Unto Eskelinen – Viện nghiên cứu Thủy sản Phần Lan cho biết nhờ áp dụng chương trình chọn giống phù hợp, đến nay chất lượng giống cá hồi tại Phần Lan đã được cải thiện đáng kể không chỉ về tính trạng tăng trưởng, trọng lượng mà cả về tính trạng màu sắc cơ thịt, khả năng chống chọi với dịch bệnh, thích ứng với sự biến đổi của yếu tố môi trường….
Ông khẳng định “Vẫn còn quá sớm để khẳng định đây có phải là mô hình tốt để áp dụng trên cá tra Việt Nam hay không, chúng ta cần có những hiểu biết, nghiên cứu sâu rộng hơn. Tuy nhiên, đây sẽ là mô hình có giá trị ý nghĩa, xứng đáng để các bạn tham khảo”.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin trong thời đại hiện nay không thể nói là khan hiếm và khó cập nhật. Nhưng sản xuất và thị trường tiêu thụ nông sản đều có tính thời vụ nhiều nên việc cập nhập không kịp thời khiến người sản xuất không nắm được tín hiệu của thị trường để chủ động điều tiết. Doanh nghiệp được trông đợi là người chắp mối giữa thị trường và sản xuất.

Xã Long Thới có diện tích trồng dừa lớn nhất huyện Chợ Lách (Bến Tre), với 257ha trồng dừa, chiếm khoảng 25%. Cây dừa gắn bó với nông dân ở đây khá lâu, hầu hết đều có độ tuổi vài chục năm.

Biết anh Nguyễn Hoàng Tùng xã Đình Dù (Văn Lâm - Hưng Yên) qua một cuộc hội thảo của ngành nông nghiệp. Chúng tôi bị lôi cuốn bởi niềm đam mê trồng rau thủy canh của anh.

Thời gian qua, Hội Nông dân xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) luôn chú trọng tập huấn kỹ thuật trồng rau và chuyển giao công nghệ mới cho người dân. Nhờ vậy, nhiều người dân trong xã ngày càng có thu nhập cao, đời sống ổn định.
Để trồng thâm canh theo hướng bền vững thì người trồng cần có chế độ canh tác hợp lý. Cây mì nếu trồng liên tiếp nhiều vụ mà không có biện pháp cải tạo đất thì đất sẽ bạc màu, khô cằn, chứa nhiều nấm, bệnh gây hại.