Thủy Sản Việt Nam Bị Người Mỹ Nói Xấu

Việt Nam đã không kiểm tra thủy sản trước khi xuất sang Mỹ trong bối cảnh Nhật Bản và Canada phát hiện trong tôm Việt Nam các chất cấm ngày càng nhiều. Những nhận định trên là thiếu khách quan, phiến diện, vì trong những năm qua, mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các doanh nghiệp chế Việt Nam là vấn đề chất lượng thủy sản.
Chẳng hạn, để giữ vững uy tín cho sản phẩm tôm Việt Nam, từ năm 2011, Bộ NN-PTNT đã chính thức cấm sử dụng thuốc diệt cỏ Trifluralin, đồng thời đưa các chất Cypermethrim, Deltamethrin và Enrofloxacin vào danh mục các hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm cũng đã đầu tư lớn cho xây dựng hệ thống tự kiểm nghiệm và chi phí kiểm nghiệm kháng sinh và hóa chất cấm trong tôm xuất khẩu. Nhờ vậy, trong 2 tháng đầu năm nay, không có lô tôm nào của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và EU bị cảnh báo. Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung cũng đã được cải thiện.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu thủy sản chính ngạch của cả nước ta đạt 775 triệu USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá tra dẫn đầu với 264,435 triệu USD (tăng 18,6% so với cùng kỳ 2011), tiếp theo là tôm với 257,603 triệu USD (tăng 6,6%). Riêng ở thị trường Mỹ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2 tháng đầu năm nay sang thị trường này đạt 145,336 triệu USD (tăng 11,5%).
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân Bình Định đã phát hiện ra cách câu và đánh bắt cá ngừ đại dương mới mà mỗi chuyến biển đạt trên 100 con là “chuyện thường ngày.”

Từ cánh đồng của nông dân tới giai đoạn chế biến, mỗi năm có khoảng 1 triệu tấn lúa ở ĐBSCL bị thất thoát, tương đương với khoảng 5% tổng lượng lúa thu hoạch. Các chuyên gia đã tính toán, chuỗi thất thoát đã làm giảm giá trị của xuất khẩu gạo Việt Nam khoảng 500 triệu USD

Với quy trình trồng rau hữu cơ, mỗi ký rau mang tên Oganik có giá bán cao gấp gần chục lần rau thường. Không chỉ phục vụ cho nhà hàng, khách sạn 4, 5 sao và khách “Vip”, sản phẩm rau hữu cơ “siêu sạch” còn XK đi châu Âu…

Hiện nay tổng đàn lợn của tỉnh Bắc Kạn 183.726 con, trong đó: lợn nái có 17.744 con, chiếm 9,7% tổng đàn. Về lý thuyết với số lượng đàn lợn nái như trên có thể sản xuất đủ số lượng lợn giống nuôi thịt đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh, nhưng thực tế bình quân hàng năm người chăn nuôi phải nhập khoảng 100.000 – 120.000 con lợn giống từ tỉnh ngoài, gây khó khăn rất lớn trong việc kiểm tra chất lượng và tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh.

Theo phản ánh của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) tại Hội thảo “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” diễn ra ngày 24/4 tại Ninh Thuận: Tình hình kinh doanh tôm giống rất phức tạp, một số cơ sở ương giống mua Naupli, post của một số cơ sở sản xuất giống lớn về trộn với tôm của mình sản xuất hoặc với tôm chợ rồi lại lấy bao bì, nhãnh mác của công ty làm thương hiệu của mình. Một số lượng tôm giống cũng được buôn bán qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc qua cửa khẩu Quảng Ninh về Việt Nam. Hầu hết số lượng này không được kiểm dịch, kiểm soát nên gây thiệt hại cho người nuôi.