Thủy Sản Việt Nam Bị Người Mỹ Nói Xấu

Việt Nam đã không kiểm tra thủy sản trước khi xuất sang Mỹ trong bối cảnh Nhật Bản và Canada phát hiện trong tôm Việt Nam các chất cấm ngày càng nhiều. Những nhận định trên là thiếu khách quan, phiến diện, vì trong những năm qua, mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các doanh nghiệp chế Việt Nam là vấn đề chất lượng thủy sản.
Chẳng hạn, để giữ vững uy tín cho sản phẩm tôm Việt Nam, từ năm 2011, Bộ NN-PTNT đã chính thức cấm sử dụng thuốc diệt cỏ Trifluralin, đồng thời đưa các chất Cypermethrim, Deltamethrin và Enrofloxacin vào danh mục các hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm cũng đã đầu tư lớn cho xây dựng hệ thống tự kiểm nghiệm và chi phí kiểm nghiệm kháng sinh và hóa chất cấm trong tôm xuất khẩu. Nhờ vậy, trong 2 tháng đầu năm nay, không có lô tôm nào của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và EU bị cảnh báo. Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung cũng đã được cải thiện.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu thủy sản chính ngạch của cả nước ta đạt 775 triệu USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá tra dẫn đầu với 264,435 triệu USD (tăng 18,6% so với cùng kỳ 2011), tiếp theo là tôm với 257,603 triệu USD (tăng 6,6%). Riêng ở thị trường Mỹ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2 tháng đầu năm nay sang thị trường này đạt 145,336 triệu USD (tăng 11,5%).
Có thể bạn quan tâm

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

Ngày 15-7, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá tình hình và giải pháp thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT–TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là hạn chế tác hại của việc sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản trên địa bàn Đồng Nai.

Phát triển Đề án “2 con, 1 cây” (gà, cây dược liệu, tôm), hiện huyện có 445 hộ gia đình nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 1.355ha, tăng 96% so với năm 2014. Trong đó, nuôi bán thâm canh 124 hộ, nuôi quảng canh 321 hộ.

ThS. Lê Văn Bảo Duy và nhóm nghiên cứu Khoa Thuỷ sản, Trường đại học Nông Lâm Huế vừa nghiên cứu thành công quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá dìa quanh năm với tỉ lệ sống cao, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nghề nuôi cá dìa nói riêng và sản xuất giống cá nói chung tại Thừa Thiên Huế.

Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Huy nhận định, mấy năm gần đây, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và tôm nuôi không xảy ra theo quy luật mùa như trước đây mà bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu chủ quan, lơ là, ngay lập tức dịch bệnh sẽ tái bùng phát.