Thủy Sản Việt Nam Bị Người Mỹ Nói Xấu

Việt Nam đã không kiểm tra thủy sản trước khi xuất sang Mỹ trong bối cảnh Nhật Bản và Canada phát hiện trong tôm Việt Nam các chất cấm ngày càng nhiều. Những nhận định trên là thiếu khách quan, phiến diện, vì trong những năm qua, mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các doanh nghiệp chế Việt Nam là vấn đề chất lượng thủy sản.
Chẳng hạn, để giữ vững uy tín cho sản phẩm tôm Việt Nam, từ năm 2011, Bộ NN-PTNT đã chính thức cấm sử dụng thuốc diệt cỏ Trifluralin, đồng thời đưa các chất Cypermethrim, Deltamethrin và Enrofloxacin vào danh mục các hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm cũng đã đầu tư lớn cho xây dựng hệ thống tự kiểm nghiệm và chi phí kiểm nghiệm kháng sinh và hóa chất cấm trong tôm xuất khẩu. Nhờ vậy, trong 2 tháng đầu năm nay, không có lô tôm nào của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và EU bị cảnh báo. Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung cũng đã được cải thiện.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu thủy sản chính ngạch của cả nước ta đạt 775 triệu USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá tra dẫn đầu với 264,435 triệu USD (tăng 18,6% so với cùng kỳ 2011), tiếp theo là tôm với 257,603 triệu USD (tăng 6,6%). Riêng ở thị trường Mỹ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2 tháng đầu năm nay sang thị trường này đạt 145,336 triệu USD (tăng 11,5%).
Có thể bạn quan tâm

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Chạch sông (Mastacembelus armatus) tại tỉnh Phú Thọ” bước đầu đạt được kết quả rất khả quan, góp phần lưu trữ nguồn gen, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và mở ra hướng mới để xóa nghèo cho người dân địa phương.

Diện tích ương nuôi cá tra giống tăng nhanh trong khi giá bán sụt giảm, gây khó khăn cho các hộ nuôi.

Ban chấp hành Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa thống nhất kiến nghị Chính phủ cho thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, dự kiến triển khai từ 15/3 đến 30/4/2012, khi đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch rộ lúa đông-xuân

Nuôi vịt chạy đồng ở ĐBSCL hầu như diễn ra quanh năm nhưng thường tăng cao vào các thời điểm thu hoạch lúa.

Hiện nay, ở huyện Cư M’Gar, vùng trọng điểm cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều hộ mạnh dạn cưa đốn hàng nghìn ha cà phê vối hết chu kỳ kinh doanh, chọn chồi tái sinh để ghép chẻ nối ngọn bằng các dòng cà phê vô tính chọn lọc mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Gia đình anh Ama Nghé, ở xã Ea Tur là một điển hình với 1 ha cà phê sau khi cưa đốn chọn chồi tái sinh và ghép chẻ nối ngọn đã cho thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng.