Thủy Sản Nuôi Được Giá

Với giá bán như hiện nay, trung bình người nuôi lãi 7 triệu/1 tấn cá lóc thương phẩm, 30 triệu/1 tấn lươn thương phẩm
Tính đến ngày 3/7/2014, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thu hoạch được trên 2.476 tấn cá lóc, hơn 26.019 tấn cá tra, 1,6 tấn ếch, 5,2 tấn lươn và hơn 1.057 tấn tôm cá các loại.
Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua cá lóc với giá dao động từ 37.000 - 38.500đ/kg (tăng so với tháng trước 5.000đ/kg), giá lươn bán từ 114.000 - 132.000đ/kg …
Theo đa số người nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ, trong khi dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, thì sản phẩm thủy sản đang được người tiêu dùng quan tâm nên tiêu thụ dễ dàng, giá bán tăng. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi khoảng 7 triệu đồng.
Còn người nuôi lươn ở xã An Long bày tỏ: Cứ đầu tư 3,5 kg thức ăn sẽ cho ra 1kg lươn thương phẩm. Với giá bán như hiện nay, bình quân 1 tấn lươn thương phẩm, người nuôi lãi 30 triệu đồng…
Toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hiện có hàng trăm hộ nông dân tận dụng diện tích mặt nước ao hầm, lồng bè, ruộng để nuôi thủy sản, với khoảng 1.000 ha. Trong đó, có 69 hộ thả nuôi trên 486 ha tôm càng xanh, nhiều hộ nuôi trên 325 ha cá tra, 41 ha nuôi cá lóc và hơn 55 ha nuôi cá rô đồng, cá rô phi, cá hường, cá trê các loại; 23 bè nuôi cá basa, 55 mùng, vèo và hàng trăm hồ xi măng, bể lót bạt nuôi lươn, ếch, cá, rắn các loại.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), nghề nuôi trồng tu hài đã phát triển nhiều năm nay ở địa phương. Đến nay, Vân Đồn đã có khoảng 100 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp nuôi tu hài, thu hút một lượng lớn lao động và mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân trong vùng.

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...