Thủy sản không đạt an toàn thực phẩm tăng

Đây là số liệu được Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra trong báo cáo tại Hội nghị Kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu do Nafiqad tổ chức tại TPHCM vào ngày hôm nay, 29-10.
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2015, số lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định bảo đảm an toàn thực phẩm là 165 lô, tăng 6 lô hàng so với cả năm 2014, còn số lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định hóa chất, kháng sinh là 78, tăng 10 lô so với cả năm 2014.
Theo đó, xuất khẩu thủy sản qua ba thị trường lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Nhật và EU đều có những lô hàng bị cảnh báo.
Cụ thể, thị trường Mỹ, theo báo cáo của Nafiqad, trong 9 tháng đầu năm nay đã có 35 lô hàng bị cảnh báo vị phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, tăng 6 lần so với năm 2014; còn thị trường Nhật là 27 lô hàng, trong đó chủ yếu là liên quan đến kháng sinh cấm sử dụng và kháng sinh hạn chế sử dụng.
Thị trường EU cũng phát hiện 27 lô hàng, chiếm tỷ lệ lớn nhất là nhiễm vi sinh với 18 lô hàng, tương đương gần 67% lô hàng bị cảnh báo.
Nafiqad cho biết sau khi có thông tin nêu trên, cơ quan này đã có những điều tra để tìm nguyên nhân của vấn đề.
Và, căn cứ trên báo cáo điều tra của các doanh nghiệp có lô hàng bị cảnh báo, nguyên nhân dẫn đến các lô hàng bị cảnh báo hóa chất, kháng sinh cấm chủ yếu xuất phát từ công đoạn nuôi trồng.
Cụ thể, các cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch đối với các loại hóa chất kháng sinh được phép sử dụng.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số cơ sở nuôi trồng thủy sản còn sử dụng chất cấm trong quá trình nuôi.
Tuy nhiên, theo Nafiqad một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến số lượng lô hàng bị cảnh báo tăng là ở khâu lấy mẫu tại Việt Nam chưa mang tính đại diện, kiểm nghiệm mẫu thẩm tra chưa đủ độ tin cậy nên mới có tình trạng lô hàng khi được kiểm tra ở Việt Nam đã đạt các chỉ tiêu nhưng khi bên nhập khẩu kiểm tra lại mẫu, kết quả lại vượt ngưỡng quy định.
Lô hàng đó, lúc này sẽ nằm trong diện bị cảnh báo và thường bị trả về.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, cả 3 thương hiệu trên đều từng bị chiếm tại nước ngoài. Với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, tuy được bảo hộ tại 28 nước trong khối EU, nhưng vẫn bị tranh chấp tại Thái Lan và hiện là Trung Quốc. Giữa năm 2011, một công ty tên là Việt Hương, trụ sở đặt tại Hồng Kông, đã đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc (kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ VN có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí đảo Phú Quốc) tại Trung Quốc.

Tại thôn Mai Dương, thôn có diện tích cũng như số hộ nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của xã Quảng Phước, ngoài tiến hành thu tỉa những diện tích thuỷ sản đã thả nuôi, nhiều hộ còn bắt đầu thả thêm lứa cua mới để tăng thêm nguồn thu trước mùa mưa bão. Toàn thôn có 120 hộ nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, cá kình, cá dìa.

Ông Yukio Kikuchi cho biết dự án này sẽ được triển khai tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa với 180 chiếc, mục tiêu nâng cao thu nhập cho ngư dân VN bằng cách giảm chi phí đánh bắt bằng phương tiện, công nghệ hiện đại và tăng giá bán sản phẩm bằng việc nâng cao chất lượng cá.

Những năm qua, nhiều loại cây nông sản chủ lực của tỉnh Bình Phước liên tục rớt giá, khiến thu nhập của nông dân bấp bênh. Nhiều hộ rơi vào vòng luẩn quẩn chặt - trồng - chặt rồi bế tắc không biết trồng cây gì. Do đó, ngành chức năng cần định hướng và chính nông dân phải biết tính toán trước khi chuyển đổi, chọn loại cây phù hợp.

Nhiều nhà vườn tại Bến Tre hiện đang chặt bỏ cây cacao do năng suất thấp, không hiệu quả. Diện tích cây cacao ở địa phương này giảm một nửa so với trước đó.