Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thủy sản không đạt an toàn thực phẩm tăng

Thủy sản không đạt an toàn thực phẩm tăng
Ngày đăng: 30/10/2015

Đây là số liệu được Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra trong báo cáo tại Hội nghị Kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu do Nafiqad tổ chức tại TPHCM vào ngày hôm nay, 29-10.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2015, số lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định bảo đảm an toàn thực phẩm là 165 lô, tăng 6 lô hàng so với cả năm 2014, còn số lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định hóa chất, kháng sinh là 78, tăng 10 lô so với cả năm 2014.

Theo đó, xuất khẩu thủy sản qua ba thị trường lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Nhật và EU đều có những lô hàng bị cảnh báo.

Cụ thể, thị trường Mỹ, theo báo cáo của Nafiqad, trong 9 tháng đầu năm nay đã có 35 lô hàng bị cảnh báo vị phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, tăng 6 lần so với năm 2014; còn thị trường Nhật là 27 lô hàng, trong đó chủ yếu là liên quan đến kháng sinh cấm sử dụng và kháng sinh hạn chế sử dụng.

Thị trường EU cũng phát hiện 27 lô hàng, chiếm tỷ lệ lớn nhất là nhiễm vi sinh với 18 lô hàng, tương đương gần 67% lô hàng bị cảnh báo.

Nafiqad cho biết sau khi có thông tin nêu trên, cơ quan này đã có những điều tra để tìm nguyên nhân của vấn đề.

Và, căn cứ trên báo cáo điều tra của các doanh nghiệp có lô hàng bị cảnh báo, nguyên nhân dẫn đến các lô hàng bị cảnh báo hóa chất, kháng sinh cấm chủ yếu xuất phát từ công đoạn nuôi trồng.

Cụ thể, các cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch đối với các loại hóa chất kháng sinh được phép sử dụng.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số cơ sở nuôi trồng thủy sản còn sử dụng chất cấm trong quá trình nuôi.

Tuy nhiên, theo Nafiqad một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến số lượng lô hàng bị cảnh báo tăng là ở khâu lấy mẫu tại Việt Nam chưa mang tính đại diện, kiểm nghiệm mẫu thẩm tra chưa đủ độ tin cậy nên mới có tình trạng lô hàng khi được kiểm tra ở Việt Nam đã đạt các chỉ tiêu nhưng khi bên nhập khẩu kiểm tra lại mẫu, kết quả lại vượt ngưỡng quy định.

Lô hàng đó, lúc này sẽ nằm trong diện bị cảnh báo và thường bị trả về.


Có thể bạn quan tâm

Cây Hồ Tiêu Ở Chư Đăng Ya (Gia Lai) Cây Hồ Tiêu Ở Chư Đăng Ya (Gia Lai)

Cây hồ tiêu xuất hiện ở Chư Đăng Ya-xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Pah (Gia Lai) từ năm 2008 với quy mô nhỏ lẻ và chính thức phát triển mạnh từ năm 2012 đến nay.

03/03/2014
Hạt Điều Lép “Ép Chết” Nông Dân! Hạt Điều Lép “Ép Chết” Nông Dân!

Mới vào đầu vụ thu hoạch điều nhưng người trồng điều đã cảm thấy bất an khi giá cứ giảm mỗi ngày. Đầu vụ, mỗi kilôgam điều giá 27 ngàn đồng thì khoảng 10 ngày sau chỉ còn 24-25 ngàn đồng. Giá điều tiếp tục giảm khiến nông dân nhấp nhổm như ngồi trên lửa.

03/03/2014
Hỗ Trợ Gần 10 Tỷ Đồng Cho Nông Dân Có Diện Tích Lúa Bị Dịch Muỗi Hành Gây Hại Hỗ Trợ Gần 10 Tỷ Đồng Cho Nông Dân Có Diện Tích Lúa Bị Dịch Muỗi Hành Gây Hại

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn về việc cấp kinh phí bổ sung gần 10 tỷ đồng cho 5 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình và Tháp Mười nhằm hỗ trợ các khoản chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân có diện tích lúa đông xuân 2013-2014 bị dịch muỗi hành gây hại.

03/03/2014
Khan Hiếm Nguồn Khoai Lang Giống Chất Lượng Khan Hiếm Nguồn Khoai Lang Giống Chất Lượng

Gần 90% nông dân trồng khoai phải đi mua dây khoai lang giống, còn lại tự sản xuất hoặc trao đổi với nhau. Điều này đã làm cho nhiều giống khoai bị thoái hóa, năng suất và chất lượng đạt thấp.

03/03/2014
Hiệu Quả Mô Hình Tổ Hợp Tác Nuôi Cá Lóc Hiệu Quả Mô Hình Tổ Hợp Tác Nuôi Cá Lóc

13 hộ trong THT nuôi cá lóc ở ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn hết sức phấn khởi vì sản phẩm của họ đã được bao tiêu thu mua ổn định. Trung bình mỗi ngày, THT giao cho siêu thị Metro tại TP Cần Thơ khoảng 200 kg, tuy không nhiều so với sản lượng cả tổ đã nuôi được, nhưng nhờ giá cả ổn định ở mức khá, và có hợp đồng lâu dài nên bà con yên tâm sản xuất.

03/03/2014