Thủy Sản Đang Thoát Dần Lệ Thuộc Nước Ngoài

Trao đổi với báo giới vào chiều 27-11 tại Hà Nội trước thềm hội nghị về đột phá giống góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, khẳng định, sau khi vượt qua khó khăn, ngành thủy sản đang tiến tới xác lập những kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014.
Theo dự báo, tổng kim ngạch của thủy sản vào cuối năm nay có thể lập mốc 7,3 - 7,5 tỷ USD trong khi mức tối đa năm 2013 chỉ đạt 6,7 tỷ USD. Trong đó, riêng về kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2014 có thể đạt tới 3,6 tỷ USD so với 3,1 tỷ USD năm 2013.
Số liệu từ Tổng cục Thủy sản cũng cho biết, ngoại trừ cá tra và basa thì hầu như hiện nay các giống thủy sản còn lại như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, cá chình, rô phi, cá tầm... đều phải phụ thuộc vào nguồn nhập ngoại hoặc khai thác tự nhiên. Trong đó, về tôm sú giống bố mẹ đang nhập khoảng 20% nhu cầu, còn tôm thẻ chân trắng thì 100%.
Hiện nay, tôm thẻ đang trở thành đối tượng nuôi mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Nhu cầu về giống tôm thẻ lên tới 100 tỷ con và để đáp ứng đủ số lượng trên, cần 180.000 con tôm chân trắng bố mẹ. Nhưng tôm chân trắng bố mẹ đang phải hoàn toàn nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Singapore, Indonesia và Thái Lan. Năm 2014, nước ta nhập nội 284.000 tôm thẻ chân trắng bố mẹ.
Nguồn bài viết: http://www.sggp.org.vn/kinhte/2014/11/368309/
Có thể bạn quan tâm
Để nâng cao năng suất chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế hộ gia đình, đặc biệt tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đầu năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước đã tổ chức lớp đào tạo nghề “Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà” tại xã Minh Thành, huyện Chơn Thành.

Những năm qua, anh Nguyễn Văn Triết (sinh năm 1975), ngụ ấp 5, xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi, đem lại thu nhập trên 220 triệu đồng/năm.

Trước đây, việc chăn nuôi dê ở thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì, Hà Giang) mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Để hỗ trợ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, từ cuối năm 2012, 13 gia đình ở đây đã tập hợp thành “Nhóm cùng sở thích chăn nuôi dê” với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, vươn lên XĐGN.

Gần đây, ở ĐBSCL xuất hiện khá nhiều mô hình trang trại nuôi heo, đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh, lao động và bảo vệ môi trường. Mô hình nuôi heo nái của ông Phạm Văn Ân ở ấp Mỹ Phú, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, Sóc Trăng là một điển hình.

“Vẫn còn hiện tượng lạm dụng kháng sinh và chất cấm trong chăn nuôi”, là nhận định của ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN & PTNT) tại Hội nghị triển khai công tác quản lý lợn đực giống và kiểm tra thức ăn chăn nuôi do Bộ NN & PTNT tổ chức sáng 06/4 tại Hà Nội.