Thủy Sản Đang Thoát Dần Lệ Thuộc Nước Ngoài

Trao đổi với báo giới vào chiều 27-11 tại Hà Nội trước thềm hội nghị về đột phá giống góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, khẳng định, sau khi vượt qua khó khăn, ngành thủy sản đang tiến tới xác lập những kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014.
Theo dự báo, tổng kim ngạch của thủy sản vào cuối năm nay có thể lập mốc 7,3 - 7,5 tỷ USD trong khi mức tối đa năm 2013 chỉ đạt 6,7 tỷ USD. Trong đó, riêng về kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2014 có thể đạt tới 3,6 tỷ USD so với 3,1 tỷ USD năm 2013.
Số liệu từ Tổng cục Thủy sản cũng cho biết, ngoại trừ cá tra và basa thì hầu như hiện nay các giống thủy sản còn lại như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, cá chình, rô phi, cá tầm... đều phải phụ thuộc vào nguồn nhập ngoại hoặc khai thác tự nhiên. Trong đó, về tôm sú giống bố mẹ đang nhập khoảng 20% nhu cầu, còn tôm thẻ chân trắng thì 100%.
Hiện nay, tôm thẻ đang trở thành đối tượng nuôi mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Nhu cầu về giống tôm thẻ lên tới 100 tỷ con và để đáp ứng đủ số lượng trên, cần 180.000 con tôm chân trắng bố mẹ. Nhưng tôm chân trắng bố mẹ đang phải hoàn toàn nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Singapore, Indonesia và Thái Lan. Năm 2014, nước ta nhập nội 284.000 tôm thẻ chân trắng bố mẹ.
Nguồn bài viết: http://www.sggp.org.vn/kinhte/2014/11/368309/
Có thể bạn quan tâm

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất nông nghiệp đã có những bước tiến rõ rệt, việc người nông dân đưa nhiều giống cây, con đặc sản vào nuôi, trồng không phải là chuyện hiếm gặp.

Giá heo hơi giảm ở mức thấp, người chăn nuôi heo liên tiếp thua lỗ nặng trong thời gian qua. Đặc biệt, những tháng đầu năm 2013, giá heo hơi chỉ còn 3,3-3,7 triệu đồng/tạ và duy trì trong thời gian dài và tăng lên mức 4,7-4,9 triệu đồng/tạ vào những tháng cuối năm.

Với mục đích giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, góp phần giảm chi phí đầu vào, hạn chế sâu bệnh hại, tăng năng suất cây tiêu… Trạm Khuyến nông huyện Chư (Gia Lai) Sê phối hợp với Phòng Kinh tế Hạ tầng, UBND các xã Dun, Ia Tiêm thực hiện “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel kết hợp bón phân qua nước cho cây hồ tiêu”.

Các giống lúa được Viện sản xuất thuộc nhóm giống lúa chủ lực, nhóm giống lúa nếp và thơm, nhóm giống lúa chất lượng cao và nhóm giống lúa chống chịu mặn phục vụ bố trí sản xuất, hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo đề nghị của Cục Trồng trọt, các doanh nghiệp đang thực hiện cánh đồng lớn ở ĐBSCL, Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Trang trại 5 ha cây - con khép kín ở thị trấn Thạnh Mỹ, Đơn Dương (Lâm Đồng) không chỉ là nơi trao đổi kinh nghiệm của nông dân quanh vùng, mà còn là nơi nghiên cứu thực tế của sinh viên nhiều trường đại học trong nước.