Thủy Sản Cà Mau Một Năm Được Mùa

Năm 2014, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt 480.000 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, có 170.000 tấn tôm, vượt 10% kế hoạch. Có được kết quả trên là do tỉnh Cà Mau từng bước thực hiện chương trình quy hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, làm cho sản lượng thủy sản cũng từ đó tăng cao.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn: Năm 2014, ngoài mùa vụ của bà con nông dân gặp nhiều thuận lợi thì diện tích tôm chết cũng giảm từ 10 đến 20% so với năm trước. Điều đáng mừng là không chỉ người dân nuôi tôm quảng canh cải tiến được mùa, mà nhiều hộ dân nuôi tôm trên đất lúa, đất rừng; đặc biệt là những hộ nuôi tôm theo hình thức công nghiệp cũng có nhiều vụ bội thu.
Năm 2015, tỉnh Cà Mau tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp thêm 1.800 ha, nâng tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh lên 10.000 ha như chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, trước những khó khăn như đã đề cập, ngành chuyên môn cho rằng khả năng đạt chỉ tiêu trên là chưa thể nói trước, bởi tại các vùng nuôi tôm trọng điểm của một số huyện, diện tích nuôi tôm công nghiệp đã gần như phủ kín, chỉ còn 2 huyện: Năm Căn và Ngọc Hiển là có thể mở rộng.
Do đó, ngay thời điểm này ngoài tiếp tục đầu tư cho những vùng nuôi tôm theo quy hoạch, tỉnh Cà Mau sẽ quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng cho 2 huyện này ở những nơi đã quy hoạch, để quá trình sản xuất của nông dân gặp nhiều thuận lợi; năng suất, sản lượng cũng từ đó tiếp tục được nâng lên theo hướng ổn định, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Khu vực miền núi tỉnh Nghệ An có hàng trăm hồ đập thủy lợi nhỏ và hàng ngàn ao chuôm. Xác định đây là môi trường rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nên thời gian qua hệ thống KN-KN đã tập trung xây dựng các mô hình ương nuôi cá giống...

Cánh đồng mẫu (CĐM) nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) được thực hiện tại xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Qua hơn 5 tháng triển khai thực hiện, kết quả lợi nhuận tăng bình quân16,4 triệu đồng/ha. Mô hình này được nông dân trong xã khẳng định hiệu quả và đang triển khai nhân rộng cho vụ nuôi tới.

Rủi ro rình rập, chi phí sản xuất tăng cao, giá cả bấp bênh hay có lúc “khát” lao động đi biển nhưng vụ khai thác, đánh bắt thủy sản chính trong năm 2014, ngư dân trong tỉnh vẫn bội thu. Có điều, “quả ngọt” ấy cũng chưa mang lại cho họ niềm vui trọn vẹn khi mà tình trạng ép giá, cửa biển bồi lấp... vẫn xảy ra.

Tính chung, 82 hộ dân ở 6 xã: Phú Thọ, Phú Thành A và B, An Long, Phú Ninh và thị trấn Tràm Chim thả nuôi hơn 602ha tôm càng xanh năm 2014 đã thu hoạch được tổng sản lượng trên 350 tấn tôm. Loại 30 con/kg bán giá từ 185.000 đồng - 190.000 đồng/kg, tôm càng xanh ôm trứng từ 50 - 60 con/kg bán với giá từ 120.000 - 130.000 đồng/kg.

Xã Hải Phúc (Hải Hậu, Nam Định) có trên 60ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng và một số mô hình nuôi cá truyền thống, cá vược. Bám sát chủ trương của Đảng ủy, UBND xã về phát triển nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”, những năm qua Hội Nông dân (HND) xã đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ cho hội viên phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững.