Siết chặt quản lý sản xuất kinh doanh giống cây trồng

Ngày 29/10, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị Triển khai công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng trên địa bàn TP Hà Nội.
Sản xuất thử nghiệm giống lúa mới vụ Mùa 2015 tại huyện Phúc Thọ
Theo Sở NN&PTNT, hiện nay toàn TP có 116 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
Tính đến hết tháng 9/2015, Sở đã tiến hành kiểm tra 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, xử phạt hành chính 1 cơ sở với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bên cạnh đó, công tác khảo nghiệm sản xuất giống cây trồng được tăng cường.
Mỗi vụ khảo nghiệm, thử nghiệm từ 20 - 25 lượt giống cây trồng các loại.
Về cây lúa, hàng năm, Sở đề xuất được 2 - 3 giống lúa có triển vọng về khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống chịu với sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt để đưa vào mở rộng diện tích sản xuất.
Chỉ tính riêng trong năm 2015, Sở NN&PTNT đã lựa chọn được 4 giống lúa triển vọng: MB68, ĐB18, HN6, Sơn Lâm 1.
Về cây màu, Sở đã tiến hành phục tráng, làm thuần giống đậu tương DT84, giống lạc L14; Sản xuất được 1,35 tấn giống khoai tây Solara (đã được cấp xác nhận); Sản xuất đậu tương giống vụ Hè thu với diện tích 210ha.
Ông Đào Duy Tâm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, để quản lý tốt về giống cây trồng trên địa bàn TP, Sở đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất thử các giống cây trồng mới; kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không tuân thủ quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giống cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương năng suất tăng từ 20% - 30%. Vụ vải năm 2015, tỉnh Hải Dương phấn đấu sản xuất khoảng 1.500 ha vải theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, diện tích được giám sát, cấp giấy chứng nhận là khoảng 150 ha.

“Khách đến Mường Khương (Lào Cai) là tìm mua quýt về làm quà. Quýt Mường Khương ngon, ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vấn đề phát triển đã được xác định, tuy nhiên, quan tâm lớn nhất của huyện giờ đây là xây dựng thương hiệu” - ông Phạm Xuân Thịnh, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương chia sẻ.

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã thu hút đông đảo nông dân tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó, thoát nghèo, trong đó có ông Văng Thành Trưởng, ở ấp Hiệp Phú, xã Hiệp Đức.

Đã nhiều năm nay, ổi tứ mùa của xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ có mặt tại các chợ đầu mối ở Hà Nội mà đã vào siêu thị các tỉnh miền Trung, miền Nam, đồng thời vượt biên giới có mặt tại thị trường một số nước trong khu vực... Đây là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương trong những năm qua.

Nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp đang đẩy mạnh mô hình trồng cóc Thái Lan cho thu nhập khá cao. Bà Nguyễn Thị Sậu, nông dân ấp Hòa Mỹ, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh cho biết, đây là loại cóc được nhân giống từ Thái Lan đem về, với những ưu điểm như: Trồng chỉ 6 tháng là cho trái và giá bán cóc non dao động khoảng 10.000 đồng/kg, cao gấp đôi so cóc địa phương.