Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương lái Trung Quốc lại mua sầu riêng non

Thương lái Trung Quốc lại mua sầu riêng non
Ngày đăng: 23/06/2015

Có thể nói không mấy tháng mà không có những vùng quê náo loạn lên vì những chiêu thu mua “quái đản” của thương lái Trung Quốc, từ rễ sim, đỉa, đến hồ tiêu, nụ hoa thanh long, lá mãng cầu, cam non…

Không ai biết họ mua những thứ đó để làm gì. Nhưng mục đích của họ thì đã khá rõ: Mỗi thương vụ của họ có vẻ như đều nhằm đến cái đích là phá hoại.

Thử lấy ví dụ như việc họ mua rễ sim chẳng hạn. Có một dạo, rất nhiều người dân ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) ồ ạt lên rừng đào rễ cây sim về bán cho thương lái Trung Quốc với giá khá “hời”: 2.500 đồng/kg, ước tính mỗi ngày thương lái Trung Quốc thu mua hàng chục tấn rễ sim. Thân cây họ không mua, chỉ mua rễ.

Theo kỹ sư Hoàng Lê Minh (Công ty CP Giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc) thì để có một cây sim trưởng thành, phải mất trên 10 năm. Nay phá lấy rễ chỉ trong phút chốc. Hậu quả của “chiến dịch đào rễ sim” này là núi đồi tan hoang, chi chít những hố sâu kéo dài đến tận biên giới, đất đai bị xói mòn, làm giảm khả năng ngăn chặn nước từ thượng nguồn đổ về, làm tăng nguy cơ lũ quét.

Ngoài tác dụng giữ đất, cây sim còn là một nguồn dược liệu quý, từ rễ đến lá, quả đều có tác dụng chữa được các bệnh như viêm dạ dày, viêm gan, phong thấp, đau khớp. Vậy mục đích của thương lái Trung Quốc khi mua rễ sim là gì, nếu không phải là hủy hoại đất và làm cạn kiệt nguồn dược liệu của ta?

Rồi đến cam non thái lát cũng vậy. Hàng ngàn ha cam non bị vặt trụi. Hậu quả mất mùa cam đã rõ ràng. Và một khi Việt Nam mất mùa cam thì đương nhiên cam Trung Quốc có cơ hội tràn sang.

Nay, giá sầu riêng non đang rất cao, tới 32.000 đồng/kg. Nhiều nhà vườn đang đua nhau hái sầu riêng non để bán. Nhiều thương lái Việt đang đổ tiền ra để thu mua.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng rất có thể những trái sầu riêng non đó sẽ được thương lái Trung Quốc dùng thuốc ép cho chín rồi lại tuồn ngược về Việt Nam. Hoặc khi giá sầu riêng non được đẩy lên cao hơn nữa, thì chính thương lái Trung Quốc sẽ đẩy ngược lượng hàng đã mua đó trở lại, bán cho thương lái Việt rồi… biến mất.

Lúc đó, giá sầu riêng sẽ rớt thê thảm. Những nhà vườn làm ăn chân chính sẽ lao đao, còn những thương lái Việt sẽ chỉ biết khóc khi nhìn đống sầu riêng non khổng lồ, với món lãi ngân hàng ngày càng chồng chất. Đã ăn rất nhiều “quả đắng” như vậy rồi, mà sao không ai chịu rút kinh nghiệm?

Trao đổi với báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, Sở đã nắm được thông tin này, và đang phối hợp với các cơ quan liên quan để khuyến cáo các nhà vườn không nên bán sầu riêng non.

Biết thông tin rất sớm như vậy là rất tốt, rất kịp thời. Nhưng sao chỉ “khuyến cáo”, mà không có biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn?


Có thể bạn quan tâm

Kiến Nghị Hỗ Trợ Gần 550 Triệu Đồng Chống Hạn Cứu Đàn Cá Giống Bố Mẹ Kiến Nghị Hỗ Trợ Gần 550 Triệu Đồng Chống Hạn Cứu Đàn Cá Giống Bố Mẹ

Trước tình hình khô hạn khốc liệt đang xảy ra, Trung tâm Giống thủy sản Bình Định vừa có văn bản gửi lãnh đạo Sở NN-PTNT đề nghị hỗ trợ khẩn cấp số kinh phí gần 550 triệu đồng để chống hạn cứu đàn cá giống bố mẹ gồm các loại: trắm, trôi, mè, chép, rô phi, bống tượng… đang được nuôi giữ tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản xã Mỹ Châu (Phù Mỹ).

23/06/2014
Ngân Hàng Đồng Hành Cùng Ngư Dân Bám Biển Ngân Hàng Đồng Hành Cùng Ngư Dân Bám Biển

Cùng với nhiều chương trình tặng quà cho người dân, hướng về Trường Sa, Hoàng Sa, ngành ngân hàng đang triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ ngư dân. Nguồn tiền khoảng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân bám biển, với lãi suất ưu đãi 3%/năm đã sẵn sàng và có thể giải ngân bất cứ lúc nào khi có đầy đủ cơ sở pháp lý…

23/06/2014
Triển Vọng Từ Những Giống Ớt Mới Triển Vọng Từ Những Giống Ớt Mới

Nhằm nâng cao khả năng sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và hướng đến thị trường, dự án BĐKH, thuộc Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung (Trường Đại học Nông lâm Huế) đã nghiên cứu và tiến hành xây dựng mô hình trồng ớt giống mới với diện tích 13 ha tại 3 xã dự án là Triệu Giang, Triệu Vân (huyện Triệu Phong) và Hải Quế (huyện Hải Lăng, Quảng Trị).

23/06/2014
Miền Bắc Được Mùa Vụ Đông Xuân Miền Bắc Được Mùa Vụ Đông Xuân

Vụ lúa Đông Xuân 2013-2014 vừa qua ở các tỉnh thành phía Bắc được coi là một trong những vụ khó khăn nhất. Thời tiết bất thuận, sâu bệnh bùng phát trên diên rộng, tuy nhiên hầu hết các địa phương đều thắng lợi lớn cả về năng suất và sản lượng.

29/05/2014
2.500 Héc-Ta Lúa Hè Thu Nhiễm Sâu Bệnh 2.500 Héc-Ta Lúa Hè Thu Nhiễm Sâu Bệnh

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn (An Giang) cho biết, đến cuối tháng 5-2014, trên 2.500 héc-ta lúa hè thu của huyện nhiễm các loại sâu bệnh, nhiều nhất là bù lạch (1.510 héc-ta), sâu cuốn lá (400) và có 362 héc ta lúa bị chuột cắn phá…

29/05/2014