Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Đầu Tư Thủy Lợi Nội Đồng Phục Vụ Nuôi Tôm

Tăng Cường Đầu Tư Thủy Lợi Nội Đồng Phục Vụ Nuôi Tôm
Ngày đăng: 18/03/2014

Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có diện tích nuôi thủy sản khá lớn trên 890ha (chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng).

Con tôm được xem là con nuôi chủ lực góp phần phát triển kinh tế địa phương. Để phát huy hiệu quả nuôi tôm trên địa bàn, bên cạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, chọn giống mới năng suất cao, những năm qua xã Mỹ Long Nam đã tập trung đầu tư làm thủy lợi nội đồng, nhằm rửa phèn, trữ nước, phục vụ tốt nhu cầu người nuôi.

Trên địa bàn xã hiện có 64 tuyến kênh phục vụ nuôi trồng thủy sản, trong đó có 01 tuyến cấp I dài 06km; 19 tuyến cấp II dài 30,7km; 44 tuyến cấp III dài 14,2km. Đây là các công trình lủy lợi góp phần quan trọng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, đặc biệt là phục vụ nuôi tôm.

Để các tuyến kênh trên địa bàn xã phát huy hiệu quả, hàng năm xã phối hợp với phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện lập kế hoạch thực hiện nạo vét thủy lợi nội đồng. Từ đầu năm đến nay, xã nạo vét được 04 tuyến kênh cấp III thuộc địa bàn ấp Ba và ấp Năm với chiều dài khoảng 3,6km, khối lượng đào đắp 17.900m3.

Ông Phạm Văn Hải, ở ấp Tư có 02 hồ nuôi tôm công nghiệp với diện tích 0,65ha, nhờ hưởng lợi từ tuyến kênh nội đồng đi qua, nên diện tích nuôi tôm của ông đảm bảo tiêu thoát, trữ nước quanh năm.

Ông Hải phấn khởi cho biết: Không riêng gì tôi mà nông dân nuôi tôm ở đây rất đồng tình và vui mừng mỗi khi Nhà nước quan tâm đầu tư công trình thủy lợi trên địa bàn. Ngoài tạo thuận lợi trong việc nuôi tôm, các tuyến kênh nội đồng còn giúp chúng tôi vận chuyển vật tư nông nghiệp phục vụ nuôi tôm dễ dàng hơn.

Vụ tôm 2014, đến nay, toàn xã có 107 hộ thả nuôi 10,65 triệu con giống tôm sú, diện tích 46,2ha và 675 hộ thả nuôi 259,5 triệu con tôm thẻ chân trắng, diện tích 404,5ha, tôm đang phát triển tốt. Để đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất cho người dân Mỹ Long Nam nói riêng, huyện Cầu Ngang nói chung, ông Nguyễn Trung Chánh, Phó Giám đốc Xí nghiệp thủy nông huyện cho biết: Để thực hiện có hiệu quả công tác điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là nuôi thủy sản, hàng năm, xí nghiệp thủy nông thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá công trình, tiến hành đại tu, sửa chữa thay bi, bạc, các thiết bị điện và kiểm tra sửa chữa các cống dưới đê, cống nội đồng… Đảm bảo 100% công trình vận hành hết công suất phục vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, Xí nghiệp thủy nông cũng phân cấp quản lý, củng cố và xây dựng tổ đội thủy nông nội đồng đủ khả năng đảm nhận quản lý, khai thác nội đồng...

Nhờ thủy lợi nội đồng phục vụ nuôi tôm hoàn chỉnh, người nuôi an tâm mở rộng sản xuất tăng thu nhập, góp phần nâng chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 23 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,68%. Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững, tăng thu nhập cho nông dân, theo ông Nguyễn Văn Bền, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã sẽ rà soát vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung, tận dụng nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đồng thời phối hợp cùng ngành hữu quan xử lý những khó khăn, vướng mắc giúp các hộ dân đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp; hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình thực hành nuôi tốt (VietGAP) để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Bố trí tăng thêm vốn đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống thủy lợi tạo nguồn cấp, thoát nước vùng nuôi tôm công nghiệp; nghiên cứu, tham mưu bố trí lịch thời vụ thả nuôi phù hợp, ngành chuyên môn cần hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm bền vững và hướng dẫn người dân thực hiện, tăng cường quản lý nhà nước các lĩnh vực, nhất là giống, vật tư kỹ thuật sản xuất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tích cực phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Chủ động tham mưu UBND huyện ban hành những cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

Thu lãi 3 tỷ mỗi năm từ nuôi gà theo công nghệ khép kín Thu lãi 3 tỷ mỗi năm từ nuôi gà theo công nghệ khép kín

Từ một nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” trên ruộng nương, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay ông Nguyễn Công Khanh đã trở thành một “ông chủ” trại gà khép kín với thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

20/08/2015
Đông bằng Bắc Bộ lo ngại đợt sâu cuốn lá mới hại lúa Đông bằng Bắc Bộ lo ngại đợt sâu cuốn lá mới hại lúa

Bà con nông dân Đồng bằng Bắc Bộ đang lo ngại đợt sâu cuốn lá mới tiếp tục gây hại trên diện tích lúa mùa.

20/08/2015
Vốn tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới Vốn tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới

Trên địa bàn tỉnh ta, thời gian qua, các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai sâu rộng và luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Nhờ đó nguồn vốn vay được đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất của các hộ dân, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho nhân dân nhất là địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới.

20/08/2015
Nghề biển ở Duy Hải Nghề biển ở Duy Hải

Phát triển rộng khắp ở cả khai thác lẫn chế biến hải sản, nghề cá ở xã ven biển xã Duy Hải (Duy Xuyên) đã giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.

20/08/2015
Kết quả đợt cao điểm phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa Kết quả đợt cao điểm phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa

Thực hiện Công điện số 09/CĐ-UBND ngày 30-7-2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa năm 2015. Thời gian qua, toàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo, kiểm tra tình hình sâu bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ. Trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tăng cường kiểm tra, đôn đốc phòng trừ sâu bệnh trên địa bàn các huyện, thành, thị từ ngày 30/7 - 7/8, làm việc cả thứ 7, chủ nhật.

20/08/2015